Mâm cỗ cúng ông Táo gồm những gì? Dưới đây là hướng dẫn chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đầy đủ, chi tiết nhất.
Tùy theo từng vùng miền, địa phương mà mâm cỗ cúng ông Công ông Táo sẽ gồm các lễ vật khác nhau.
Người xưa quan niệm, việc sắm 1 mâm lễ cúng đủ đầy tượng trưng cho ước muốn 1 năm mới may mắn, sung túc. Chính vì thế, dù điều kiện gia đình ra sao thì các gia chủ cũng cố sắm lễ cho đúng, đủ nhất.
Dưới đây là hướng dẫn chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đúng chuẩn phong tục, gia đình nào cũng nên biết.
So với người miền Trung và người miền Nam, mâm cỗ cúng ông Táo của người miền Bắc khá cầu kỳ.
Thông thường, trên mâm cỗ cúng thường có:
- Ba bộ mũ quan (2 bộ đàn ông, 1 bộ đàn bà), vàng mã, 3 con cá chép đỏ, trầu cau, hoa quả, đĩa muối, đĩa gạo,...
- Mâm cỗ mặn: Gà luộc, xôi/bánh chưng, giò/chả, món xào thập cẩm, canh miến/canh bóng thả,...
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo của người miền Nam cũng có các món như mâm cỗ cúng của người miền Bắc. Tuy nhiên, họ có thêm 1 số món bắt buộc như: Đĩa đậu phộng, kẹo vừng đen, bộ cò bay ngựa chạy (gồm 1 con cò và 1 con ngựa cắt bằng giấy).
Với người miền Nam, tết Táo quân không có tục thả cá chép, không hóa vàng áo mũ thờ vì tập tục từ xa xưa không thờ áo mũ.
Một số nơi có thêm chè xôi hoặc mâm trái cây.
Người miền Trung thường làm lễ cúng tiễn Táo Quân vào đúng ngày 23 tháng Chạp.
Trước khi cúng, họ tiến hành lau dọn ban thờ ông Táo sạch sẽ và thay cát mới trong lư hương.
Sau khi cúng xong, tượng 3 Táo quân cũ bằng đất nung sẽ được đem ra đặt cạnh các am miếu ở đầu xóm hay dưới gốc cây cổ thụ ngã 3 đường. Tiếp đó, họ rước 3 tượng mới lên ban thờ.
Người Huế còn có tục dựng cây nêu trước sân nhà trong sáng 23.
Tùy vào mỗi vùng miền, địa phương mà mâm cỗ cúng ông Công ông Táo lại có sự biến đổi khác nhau.
Tuy nhiên, dù là ở vùng miền nào đi chăng nữa thì các gia chủ cũng không nên sắm sửa phung phí mà phải dựa vào điều kiện kinh tế của gia đình.
Trên đây là một số thông tin hữu ích về mâm cỗ cúng ông Công ông Táo ở cả ba miền Bắc - Trung - Nam để bạn đọc tham khảo.
Khi cúng ông Công ông Táo, gia chủ cần lưu ý tránh làm một số điểm sau để không phạm phải đại kỵ:
- Cúng Táo Quân đúng ngày, không cúng sau ngày 23 tháng Chạp
- Không dâng cúng các món như: Thịt vịt, thịt chó, thịt chim...
- Văn khấn ông Công ông Táo không cầu xin tài lộc, tình duyên mà chỉ xin Táo báo cáo điều tốt, hạn chế nói điều xấu với thiên đình.
- Đặt lễ cúng ông Công ông Táo ở đúng nơi, đúng chỗ
- Tuyệt đối không dùng cá chép rán trên mâm cỗ cúng Táo Quân
*Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo