Theo lý thuyết thụ đắc ngôn ngữ của giáo sư ngôn ngữ học Stephen Krashen, trẻ cần trải qua bước 'hấp thụ trong im lặng' và 'bắt đầu sản sinh ngôn ngữ' trước khi tiến đến giai đoạn tiến bộ rõ rệt, thành thạo trung cấp và cao cấp.
Tuy nhiên đa số phụ huynh chỉ nhìn vào thành tích của con ở 2 giai đoạn cuối là 'tiến bộ trung cấp và cao cấp' mà quên đi tác hại của việc 'ăn sẵn, học vẹt'.
Trên nền tảng phương pháp ESL - Học tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai (English as a Second Language) được các nước bản ngữ, đặc biệt là Mỹ đào tạo chuyên sâu để người học sử dụng tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ, người học phải trải qua từng giai đoạn để tư duy trực tiếp bằng tiếng Anh mà không được dùng công cụ dịch hay có sự hỗ trợ từ bất kỳ ngôn ngữ nào khác.
Theo đó, tương tự như việc con học ngôn ngữ mẹ đẻ từ khi bập bẹ, trẻ phải nghe và quan sát trước để hình thành tư duy trong giai đoạn "im lặng" để dần hấp thụ một ngôn ngữ mới với kết cấu, từ vựng, ngữ pháp hoàn toàn lạ lẫm.
Nếu ở bước này, trẻ bị ép nói theo, đọc theo một khuôn mẫu có sẵn hoặc học theo kiểu phiên dịch, ghi chép, trẻ sẽ chỉ hình thành trí nhớ tạm thời và lặp lại y hệt những gì được học mà hổng đi nền tảng quan trọng của tư duy ngôn ngữ.
Tuy vậy, thực trạng hiện nay rất nhiều ba mẹ mắc phải những sai lầm nghiêm trọng như: cho con học quá muộn, học sai phương pháp, sai môi trường, học đọc viết trước nghe nói, học vẹt ngữ pháp mà không chú trọng thực hành hay vội vàng muốn con nói tốt, viết hay.
Tất cả những sai lầm này đều xoay quanh việc muốn đốt cháy giai đoạn khi cho con học tiếng Anh, ép con phải tiến bộ nhanh sẽ gây ra những hệ quả cực kỳ nghiêm trọng như: Con bị hổng kiến thức nặng, mất gốc; Tình trạng "loạn ngữ" xảy ra khi con phải vừa dùng tiếng Anh, vừa dùng tiếng Việt.
Ngoài ra còn xảy ra hệ quả con bị mất tính chủ động, "gãy đoạn" tư duy, giảm khả năng phản xạ ngôn ngữ, hay con bị "ngọng" tiếng Anh, phát âm không chuẩn, hình thành thói quen khó sửa.
Xuyên suốt 5 giai đoạn hấp thụ ngôn ngữ, cả bốn kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết đều quan trọng như nhau. Trẻ cần được học càng sớm càng tốt, như việc lúc 1-2 tuổi trẻ bập bẹ phát âm, đánh vần lúc não bộ sẵn sàng tiếp thu và nhạy bén nhất trong việc hấp thụ ngôn ngữ.
Nhưng hãy quan sát một đứa trẻ học nói tiếng mẹ đẻ: trước khi học nói và biết nói, đứa trẻ phải biết nghe những người xung quanh nói, hiểu ý nghĩa của các từ ngữ, và cuối cùng mới có thể tự mình nói.
Tương tự với việc học tiếng Anh, học nghe không phải một chuyện dễ bởi khả năng nghe phụ thuộc khá nhiều vào các yếu tố như: độ tuổi của người học (càng trẻ tuổi càng dễ học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng), giọng của người nói (có rất nhiều ngữ điệu của những vùng miền khác nhau, ngữ điệu cũng thay đổi trong trường hợp nói một cách thân mật hoặc trịnh trọng, phụ thuộc tâm trạng vui, buồn, lo lắng của người nói,...).
Nếu trong giai đoạn này, trẻ được "tắm mình" trong môi trường bản ngữ, trẻ sẽ nắm bắt nhanh chóng ngữ điệu, phát âm, tông giọng và khả năng nói như người bản địa.
Đó là lý do vì sao, khi học chuẩn ESL và đi theo đúng 5 giai đoạn, thời gian đầu học viên sẽ mất từ 6 tháng đến 1 năm để "hấp thụ trong im lặng", củng cố kỹ năng nghe, quan sát, tư duy, nắm bắt từ vựng và bắt đầu "sản sinh ngôn ngữ".
Khi đã có nền tảng vững chắc ở thời gian này, trẻ sẽ bật rất nhanh trong năm thứ hai, thậm chí chỉ sau 1-3 tháng đã có thể nói trôi chảy với âm điệu như người bản ngữ.
Và cuối cùng chỉ sau 3-5 năm, trẻ đã có đầy đủ năng lực tiếng Anh tương đương với một người bản ngữ trưởng thành, có thể viết luận, hùng biện, diễn thuyết và làm chủ ngôn ngữ.
Tại Apax Leaders, học viên sẽ được tắm mình trong môi trường bản ngữ giả lập đầu tiên tại Việt Nam với 5 yếu tố: Giáo trình riêng từ chuyên gia Harvard; Giáo viên bản ngữ trình độ cao; Không gian văn hóa Âu-Mỹ chuẩn quốc tế; Công nghệ 4.0 tại các nước phát triển và Phương pháp học chuẩn Mỹ.
Đặc biệt, là hệ thống Anh ngữ số 1 về giảng dạy ESL tại Việt Nam, Apax đã đào tạo thành công cho hơn 120.000 học viên trên gần 130 trung tâm tại 31 tỉnh thành, đúng với mong muốn mang lại hành trang ngôn ngữ bản địa cho những nhà lãnh đạo tương lai.