Đau tim là một bệnh lý khá nghiêm trọng gây ra nhiều biến chứng. Vậy đau tim là bệnh gì, những triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị đau tim như thế nào?
Đau tim là một bệnh phổ biến xảy ra khi dòng máu cung cấp dinh dưỡng và oxy đến tim bị ngăn cản. Các cơ tim bắt đầu bị tê liệt.
Những cơn đau tim hay còn gọi là nhồi máu cơ tim thường rất phổ biến ở các nước phát triển như nước Mỹ. Thực tế thì cứ 40 giây lại có một ca đau tim xảy ra.
Đặc biệt, có những trường hợp đau tim nhưng không có dấu hiệu cảnh báo.
Một số triệu chứng đau tim bao gồm đau ngực, khó chịu, buồn nôn, đổ mồ hôi, choáng, khó thở, đau thân trên, hoặc mệt mỏi.
Tuy nhiên, triệu chứng đau tim có thể xảy ra khác nhau ở nam và nữ.
Có một số vấn đề về tim mạch có thể gây đau tim. Một trong những nguyên nhân phổ biến đó là do sự tích tụ các mảng bám ở động mạch (xơ vữa động mạch) ngăn dòng máu lưu thông đến cơ tim.
Cơn đau tim cũng có thể do các cục máu đông hoặc nhiều mạch máu bị vỡ. Nguyên nhân đau tim ít gặp hơn đó là sự co thắt các mạch máu.
Bên cạnh đó, có một số yếu tố có thể gây nguy cơ đau tim đó là:
Hơn thế nữa, những yếu tố như hút thuốc, cholesterol cao, lười vận động, uống rượu bia, căng thẳng cũng có thể làm tăng khả năng bị bệnh tim.
Để chẩn đoán bệnh đau tim, chúng ta cần thực hiện điện tâm đồ để kiểm tra sự hoạt động của tim.
Bác sĩ cũng có thể xét nghiệm máu hoặc làm các xét nghiệm khác để xem liệu các cơ tim có thể bị tổn thương hay không.
Nếu được chẩn đoán bị đau tim, chúng ta sẽ thực hiện nhiều xét nghiệm và phương pháp điều trị có thể phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
Bác sĩ đặt ống thông tim vào các mạch máu thông qua một chiếc ống thông y tế. Nó cho phép bác sĩ có thể xem xét được mảng bám tích tụ ở đâu.
Bác sĩ cũng có thể luồn ống thông vào động mạch và chụp tia X để kiểm tra dòng máu chảy như thế nào và kiểm tra có bất kỳ sự cản trở nào hay không.
Nếu bị đau tim, chúng ta có thể thực hiện phẫu thuật hoặc không phẫu thuật. Nó có thể giảm đau và giúp phòng các cơn đau tim có thể xảy ra.
Để điều trị bệnh đau tim, bác sĩ có thể kê đơn aspirin, thuốc làm tan cục máu đông, thuốc antiplatelet, anticoagulants, thuốc giảm đau, nitroglycerin, thuốc huyết áp.
Bên cạnh đó, bác sĩ có thể khuyên người bệnh nên thay đổi lối sống như bỏ thuốc lá, tăng cường vận động, ăn uống lành mạnh...
Đau tim có thể gây biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Khi đau tim xuất hiện, nó có thể gây khó khăn cho nhịp tim vàcó thể gây rối loạn nhịp tim.
Khi trái tim ngừng cung cấp máu, một số tế bào có thể tê liệt và làm tim yếu dần. Nó sẽ gây ra một số biến chứng đe dọa đến tính mạng như suy tim.
Những cơn đau tim có thể ảnh hưởng đến van tim và gây hở tim.
Có nhiều yếu tố gây đau tim ngoài tầm kiểm soát của chúng ta nhưng một số cách có thể giảm nguy cơ bị bệnh như:
(Theo Healthline)