Đau bụng khi mang thai là hiện tượng nhiều mẹ bầu gặp phải. Tuy nhiên vì sao đau bụng, đau bụng khi mang thai có nguy hiểm không, cách điều trị ra sao... là những vấn đề không phải mẹ bầu nào cũng biết.
Đa số các trường hợp đau bụng khi mang thai không đáng lo lắng. Những nguyên nhân gây đau bụng khi mang thai có thể là:
Khi mang thai, áp lực từ tử cung cản trở phần nào hoạt động của dạ dày. Ngoài ra, sự thay đổi hormone khi mang thai cũng là một trong những nguyên nhân làm chậm quá trình tiêu hóa. Đây chính là nguyên nhân mẹ bầu dễ bị đầy hơi, khó tiêu.
Táo bón cũng là triệu chứng phổ biến trong thời kỳ mang thai và có liên quan đến đau bụng. Điều này cũng là do các hormone tiết ra khi mang thai làm chậm hệ thống tiêu hóa của bạn. Quá trình tiêu hóa chậm và tử cung đang phát triển cùng tạo ra áp lực lên trực tràng.
Đôi khi phụ nữ trải qua một cơn đau nhói hoặc đau âm ỉ dài trên một hoặc cả hai bên của bụng. Cơn đau này thường gặp ở bẹn hoặc vùng bụng dưới, thường xuất hiện từ tam cá nguyệt thứ hai.
Cơn đau xảy ra khi các dây chằng hỗ trợ tử cung căng và mở rộng để giúp tử cung phát triển, thường xuất hiện với động tác đột ngột như khi bạn ho hoặc đứng lên khỏi ghế.
Đây là triệu chứng thường xuất hiện vào giữa thời kỳ mang thai nhưng trước tuần thai thứ 37. Đây là khi tử cung bắt đầu siết chặt và co thắt.
Nếu những cơn co kèm theo đau lưng dưới hoặc trở nên thường xuyên khoảng trên 4 lần một giờ, bạn nên gọi cho bác sĩ. Bạn cũng nên đi khám bác sĩ nếu các cơn co thắt xảy ra đều đặn và đi kèm với dấu hiệu chuyển dạ sớm.
Được hình thành bởi trứng thụ tinh bên ngoài các bức tường tử cung và nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm, thai ngoài tử cung có thể đe dọa tính mạng.
Dấu hiệu của thai ngoài tử cung bao gồm chảy máu âm đạo, đau khi đi ngoài, đau khi hoạt động thể chất và đau vai. Nếu bắt đầu chảy máu nhiều hoặc rối loạn nhịp tim, hồi hộp và các dấu hiệu của sốc, bạn nên đến bệnh viện ngay lập tức.
Thường xảy ra trong vòng 20 tuần đầu của thai kỳ, sảy thai đi kèm với các dấu hiệu như chảy máu và đau bụng kéo dài từ vài giờ đến vài ngày.
Sinh non hoặc sinh sớm được đặc trưng bởi các cơn co thắt và cổ tử cung giãn ra. Điều này xảy ra trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba.
Nếu bạn nhận thấy một sự thay đổi khác thường của dịch tiết âm đạo của bạn, chuột rút, đau lưng dưới, đau bụng và tăng áp lực trong xương chậu, bạn cần phải gọi bác sĩ ngay lập tức.
Nhau bong non xảy ra khi nhau thai bị tách ra khỏi tử cung trước khi sinh, có thể là tách một phần hoặc tách hết. Tình trạng này đi kèm với các triệu chứng khác nhau. T
rong vài trường hợp, có xuất huyết đột ngột hoặc chất dịch cơ thể, đặc biệt là nếu bạn bị thiếu nước. Bạn cũng có thể bị co thắt thường xuyên, chuột rút. Đồng thời, bạn có thể cảm thấy các hoạt động của thai nhi sẽ ít đi.
Nhau thai được hình thành ngay khi trứng rụng, là nơi cung cấp oxy và dưỡng chất cho bé. Vì thế, việc theo dõi nhau thai là điều rất quan trọng để nhận biết những dấu hiệu lạ có thể xảy ra.
Tiền sản giật khá là phức tạp và rối loạn này gây ra những thay đổi xấu trong các cơ quan khác nhau trong cơ thể bao gồm cả não, thận, gan, nhau thai và mạch máu. Tiền sản giật được chẩn đoán ở phụ nữ có protein trong nước tiểu và huyết áp cao sau 20 tuần. Một số triệu chứng tiền sản giật bao gồm đau đầu nặng, đau, đau bụng trên, mờ mắt, buồn nôn, nôn mửa và những dấu hiệu khác.
Đau bụng khi mang thai cần đặc biệt là giai đoạn mang thai 3 tháng đầu mẹ cần chú ý vì có thể là biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Tốt nhất mẹ liên hệ với bác sĩ khi có triệu chứng.