Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Sự phát triển của thai nhi 3 tháng đầu và những điều kỳ diệu có thể mẹ chưa biết

Sự phát triển của thai nhi 3 tháng đầu là giai đoạn thai nhi hình thành và phát triển những bộ phận cần thiết của cơ thể.

Sự phát triển của thai nhi trong tam cá nguyệt đầu tiên

Sự phát triển của thai nhi tuần thai thứ 3

Vào tuần thứ 3 của thai kỳ, trứng được thụ tinh đã phân chia thành hàng trăm tế bào, gọi là túi phôi. Trong túi phôi này đã có chứa một bộ DNA đầy đủ của bạn và cha đứa trẻ. Bộ DNA đó sẽ quyết định giới tính, màu mắt và một số đặc điểm khác của em bé sau này.

Sự phát triển của thai nhi tuần thai thứ 4

 Phôi thai lúc này là một khối tế bào phân chia thành 3 lớp

Phôi thai lúc này là một khối tế bào phân chia thành 3 lớp

Ở thời điểm này, túi phôi đã phát triển thành phôi thai bên trong tử cung với kích thước của một hạt giống nhỏ xíu. Chỉ trong vòng 6 tuần tới, tất cả các bộ phận trên cơ thể như não, xương sống và tủy sống, dây thần kinh của thai nhi sẽ bắt đầu phát triển, thậm chí một số sẽ bắt đầu hoạt động, điển hình là trái tim của bé.Thời điểm thai nhi 4 tuần tuổi, lúc này, các túi noãn hoàng sẽ sản xuất các tế bào máu đỏ và chất dinh dưỡng, nhưng nhau thai và dây rốn đã được hình thành và chuẩn bị để đảm nhận công việc này. Các tế bào của nhau thai lúc này đã bám rễ vào lớp lót tử cung, cố định vị trí của phôi.

Tuần thai thứ 5

su-phat-trien-cua-thai-nhi-tuan-5

Ở tuần thứ 5 này, phôi thai phát triển với tốc độ nhanh chóng. Tại thời điểm này, phôi có kích thước của một hạt mè. Các tế bào phân chia thành ba lớp ngoại bì, trung bì và nội bì – nơi sau này sẽ hình thành tất cả các cơ quan và mô của bé.Thời điểm thai nhi 5 tuần tuổi, mẹ bầu sẽ có các dấu hiệu mang thai rõ rệt như ốm nghén, mệt mỏi, đau lưng...

Sự phát triển của thai nhi tuần thai thứ 6

Thai nhi 6 tuần tuổi có trái tim nhỏ dù mới chỉ bằng kích cỡ của 1 hạt mè nhưng đã bắt đầu đập.

Thời điểm thai nhi 6 tuần tuổi, mắt, mũi, miệng, tai... của bé đang bắt đầu hình thành. Phôi thai đã phát triển hơn trước với kích thước khoảng 6.35mm và trông giống như một con nòng nọc.

Sự phát triển của thai nhi tuần thai thứ 7

Empty

Ở tuần thứ 7 thai kỳ, bạn sẽ được nghe tim thai của bé khi đi siêu âm. Ở thời điểm thai nhi 7 tuần tuổi, đuôi thai sẽ ngắn bớt lại, bàn chân và bàn tay của bé đang nhô ra, các ngón tay ngón chân bé nhỏ cũng đang trong quá trình hình thành.

Sự phát triển của thai nhi tuần thai thứ 8

Empty

Ở tuần thứ 8 của thai kỳ, chiếc đuôi của bé đã gần như biến mất. Cánh tay và chân của bé đang phát triển, trên bàn tay cũng đã bắt đầu hình thành các ngón. Mũi và môi trên cũng dần xuất hiện, tuy nhiên lúc này mí mắt của bé gần như khép chặt. Máu của thai nhi tuần thứ 8 báu bắt đầu chảy trong hệ thống tuần hoàn sơ khai.

Sự phát triển của thai nhi tuần thai thứ 9

Empty

Tuần thai này là mốc phôi thai đã chính thức được gọi là bào thai thực sự, lúc này bé dài gần 2,5 cm, cân nặng của thai nhi lúc này chỉ bằng một quả nho. Các bộ phận cơ thể đã được hình thành đầy đủ và sẽ hoàn thiện trong những giai đoạn phát triển của thai nhi trong mấy tháng tới.

Ở thời điểm thai nhi 9 tuần tuổi, mắt bé đã hoàn chỉnh nhưng vẫn nhắm nghiền. Bộ phận sinh dục của bé cũng đã được hình thành nhưng bác sỹ chưa thể phân biệt được giới tính thông qua siêu âm.

Sự phát triển của thai nhi tuần thai thứ 10

Empty

Bé đã trải qua những bước quan trọng nhất trong quá trình phát triển quả thai nhi. Từ tuần này, phôi thai chính thức được gọi là thai nhi.

Lúc này, móng tay nhỏ bé hình thành trên các ngón tay, ngón chân. Tóc và lông tơ bắt đầu phát triển trên da. Chồi răng được hình thành, xương đang phát triển. Mí mắt của bé đã khép lại và sẽ nhắm cho đến tuần thứ 27 tuy nhiên bé đã lắng nghe được các hoạt động từ bên ngoài thông qua đôi tai đã hoàn chỉnh.

Sự phát triển của thai nhi tuần thai thứ 11

Empty

Sự phát triển thai nhi 11 tuần tuổi đã được hình thành tương đối đầy đủ, sự phát triển đặc biệt nhất của bé trong tuần thai này là phản xạ. Bé đã có thể bắt đầu nuốt và bàn tay có thể xòe ra và nắm lại được, các ngón chân cụp lại hoặc đá ra và miệng sẽ có phản xạ mút.

Sự phát triển của thai nhi tuần thai thứ 12

su-phat-trien-cua-thai-nhi-tuan-12

Mốc phát triển thai nhi tuần thứ 12, dấu vân tay đã hình thành trên các đầu ngón tay nhỏ xíu của bé. Đây là cột mốc quan trọng của 3 tháng đầu thai kỳ. Lúc này, tế bào thần kinh của bé cũng đang phân chia nhanh chóng và các khớp thần kinh đang được hình thành thần tốc trong não bé. Cơ thể bé đang lớn lên để để bắt kịp với phần đầu, làm cho cơ thể bé trở nên cân xứng hơn.

Mai Chi

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính