Hầu hết người miền Bắc khi mua hoa đào về cắm Tết đều đem hơ gốc đào qua lửa với mục đích để đào tươi lâu hơn. Tuy nhiên, liệu đốt gốc đào có phải mang lại công dụng 'thần thánh' như vậy?
Đào và mai là hai loại hoa biểu trưng cho mùa xuân, vì thế người ta thường cắm hoa này trong nhà vào mỗi dịp Tết đến xuân về. Nếu người miền Bắc chọn cắm đào thì người miền Nam lại chọn mai giúp căn nhà ngập tràn không khí xuân vui tươi.
Khác với các loại hoa như hồng, lan, tường lan,... hoa đào, hoa mai rất nhanh tàn, điều này làm mất đi vẻ đẹp đằm thắm, kiêu sa vốn có của nó. Và để giữ cho hoa tươi lâu, người Việt thường đem đốt gốc đào trước khi cắm.
Phần lớn mọi người đều tin rằng, khi cành đào được cưa ra khỏi cây thì nhựa của cây đào sẽ chảy ra và đông lại khi gặp không khí để tránh nhựa tiếp tục chảy ra. Bên cạnh đó, cành đào cưa ra dễ bị nấm mốc, vi khuẩn xâm nhập vào. Do đó, việc đốt gốc đào sẽ giúp diệt hết vi khuẩn, nấm mốc lại giúp nhựa cây chảy ra thông mạch cây nhờ đó mà cành đào có thể hút nước từ bình lên để nuôi hoa giúp hoa nở đều và đẹp.
Xem thêm: Chỉ thêm một vài thao tác nhỏ, bình hoa đào của bạn sẽ tươi roi rói trong suốt 5 ngày Tết
Tuy nhiên, liệu việc đốt gốc đào có thật sự "thần thánh" như vậy?
Chia sẻ với báo chí, một số chuyên gia cho hay, đốt cành đào có thể gây tắc mạch khiến nước và dinh dưỡng không thể đi lên để nuôi cành, nuôi hoa. Không những vậy, nếu đốt gốc đào không đúng cách còn khiến đào nhanh tàn hơn. Chính vì thế, nếu muốn đốt cành đào bạn chỉ nên đốt vừa phải bằng cách hơ nhanh qua lửa để mặt cắt khô se lại là được.
Muốn đào tươi lâu, đẹp trong suốt những ngày Tết, bạn hoàn toàn có thể áp dụng một số cách như: Đặt cành đào trong nhà, vị trí khuất gió để giữ ấm. Ngoài ra, bạn có thể tưới nước ấm, bổ sung vài viên vitamin B1 hòa trong nước để giúp đào tươi lâu....