Thủ tục nhập viện khi đi đẻ tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội
Như Gia Đình Mới đã thông tin, tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội có 2 dịch vụ sinh con: sinh con có bảo hiểm y tế và sinh dịch vụ.
Nếu chọn sinh con có BHYT, khi có dấu hiệu chuyển dạ, sản phụ sẽ vào tầng 1, nhà C, phòng 101 để khám cấp cứu xem đã chuyển dạ hay chưa.
Tại đây, bác sĩ sẽ tư vấn sản phụ nên sinh thường hay sinh mổ. Nếu sinh mổ, sản phụ cần gọi người nhà tới để ký giấy chuyển mổ.
Sản phụ sẽ được đưa lên khoa đẻ A2, nhà A.
Nếu sinh dịch vụ, sản phụ sẽ tới khám cấp cứu tại tầng 1, nhà B (khu 9 tầng). Sau đó, tùy theo lựa chọn sinh thường hay sinh mổ, sản phụ sẽ được chuyển lên khu D và vào khoa D3 hoặc D4.
Bệnh viện Phụ sản đã chuẩn bị sẵn những đồ gì cho mẹ và bé?
Về vấn đề này, điều dưỡng Đinh Thị Thu Hằng (cử nhân phòng điều dưỡng, bệnh viện Phụ sản Hà Nội) cho biết, hiện nay bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã chuẩn bị khá chu đáo một số đồ dùng để cho sản phụ và em bé mượn trong thời gian sinh nở tại bệnh viện, giúp các sản phụ và gia đình đỡ vất vả khi đi sinh.
Theo đó, các mẹ sẽ được bệnh viện phát cho mượn một số đồ dùng sau:
-1 bộ váy áo phụ sản của bệnh viện
-1 ga trải giường
-1 chăn đắp ( nếu mùa hè sẽ được mượn 1 vỏ chăn, mùa đông sẽ được mượn thêm cả vỏ, cả ruột)
-1 gối ( bao gồm 1 vỏ, 1 ruột gối)
-1 màn
-2 vỏ chăn sơ sinh ( nếu mẹ đi sinh vào màu đông sẽ được mượn thêm 1 ruột chăn)
-2 áo sơ sinh cho bé
-15 chiếc tã sơ sinh
-1 chiếc chậu nhựa
-1 phích đựng nước nóng
-2 móc nhựa treo quần áo
-1 chiếc bô dẹt
-1 chiếc giỏ nhựa đựng đồ sơ sinh
- 1 áo màu vàng dành cho người nhà bệnh nhân.
Những đồ dùng chuẩn bị cho mẹ:
Người nhà cần mang đồ đi sinh cho mẹ gồm:
- Một số loại giấy tờ sau: Sổ y bạ, CMT, Bảo hiểm y tế, Siêu âm, Xét nghiệm...
- 1 bộ quần áo cotton rộng rãi để mặc lúc ra viện. Khi ở bệnh biện, mẹ đã phải mặc đồ của bệnh viện rồi.
- 2 đến 3 đôi tất để giữ ấm cơ thể và thay đổi khi cần thiết
- 1 bộ khăn mặt, bàn chải, kem đánh răng cho mẹ
- Bỉm cho mẹ
- 4 chai nước, 2 chai 500 ml để uống khi vào phòng khám, đẻ hoặc phòng truyền. 2 chai 1,5l để dùng trong quá trình sinh hoạt ở bệnh viện
- 2 - 3 cuộn giấy khô đa năng
- 2 chiếc cốc
- 1 hộp sữa ông thọ cho mẹ để uống, kích sữa mau về, về nhiều hơn sau khi sinh.
Những đồ dùng chuẩn bị cho con:
-1 chăn vuông cho bé
-3 bộ áo sơ sinh cho bé
-2 mũ thóp hoặc che thóp
-3 bộ tất chân, tay
-Bỉm, tã giấy
-Tã chéo
- Khăn sữa
-1 gói giấy ướt to
-1 gói tăm bông đẻ lau rỉ mắt, thấm nước mũi cho bé
-1 gói bông y tế
-1 khăn voan để choàng qua đầu bé khi ra viện
-1 chiếc chậu nhựa nhỏ để vệ sinh cho bé
-1 hộp sữa bột nhỏ, bình sữa, bộ cọ rửa bình sữa (để bé uống nếu sữa me ít hoặc không kịp về).
Chi phí sinh con tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội
Sinh con có BHYT:
Sinh con dịch vụ:
*Bệnh viện Phụ sản cơ sở 1 (Cơ sở chính):
- Địa chỉ: số 929 phố Đê La Thành, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
- Số điện thoại: 024.3834.3181
- Tổng đài đặt khám: 1900 6922, phím 1 đến 6
*Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cơ sở 2:
- Địa chỉ: số 38 Cảm Hội, phường Đống Mác, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội
- Số điện thoại: 024 6278.5746
- Tổng đài đặt khám tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội cơ sở 2: 1900 6922, bấm phím 8.
*Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cơ sở 3:
- Địa chỉ: Số 10 Quang Trung, phường Quang Trung, quận Đống Đa, TP. Hà Nội.
- Số điện thoại: 024.3352.2424
Tổng đài đặt khám tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội cơ sở 2: 1900 6922, bấm phím 9.
Hướng dẫn đường đi tới bệnh viện Phụ sản Hà Nội:
Việt LinhBạn đang xem bài viết Đi đẻ ở bệnh viện Phụ sản Hà Nội cần mang đồ gì cho mẹ và cho con? tại chuyên mục Mẹ và Bé của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].