Mới đây, trên mạng xã hội xôn xao chia sẻ của một người mẹ về việc con nhiễm virus RSV qua nụ hôn của người lớn. Vậy có hay không việc trẻ nhiễm virus RSV qua nụ hôn của người lớn?
Trao đổi với Gia Đình Mới về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai cho biết: “Nói người lớn hôn trẻ truyền virus RSV sang cho trẻ là đang hiểu sai vấn đề. Người lớn hôn trẻ thường lây truyền các bệnh đường tiêu hóa nhiều hơn.
Bởi người lớn gần như không nhiễm virus RSV mà mắc cúm và các loại virus khác mới nhiều. Vậy nên, bảo người lớn hôn trẻ gây lây nhiễm virus RSV thì tỷ lệ rất thấp, gần như là không có”.
Virus RSV (Respiratory Syncytial Virus) hay còn gọi là virus hợp bào hô hấp là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh đường hô hấp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là bệnh viêm tiểu phế quản và viêm phổi ở trẻ em dưới hai tuổi.
Vì là virus gây bệnh đường hô hấp nên còn đường lây truyền bệnh là qua đường hô hấp, tức là qua các giọt bắn, giống như các bệnh đường hô hấp khác.
Nếu người lớn có nhiễm RSV thì không cần phải hôn mà chỉ cần ngồi gần với trẻ ở khoảng cách dưới 1m là trẻ có thể bị lây bệnh thông qua các giọt bắn, mà không cần phải hôn trẻ.
Hơn nữa, “virus RSV thường gây bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ dưới 2 tuổi, trẻ lớn hơn thường rất ít gặp, mà nếu có gặp thì bệnh thường rất nhẹ, bệnh thường bị nặng ở trẻ 6 tháng trở xuống.
Mà bệnh viêm tiểu phế quản thường chia ra làm 3 thể, có trường hợp nặng, có trường hợp trung bình, có trường hợp rất nhẹ.
Với những trường hợp nặng mới phải vào viện điều trị. Điều trị chủ yếu vẫn là điều trị triệu chứng, tức là hút đờm, dãi cho sạch, thiếu oxy thì cho thở oxy. Còn với những trường hợp nhẹ chỉ cần ở nhà vài ba hôm là bệnh sẽ tự khỏi.
Đáng nói là, virus RSV đã được các nhà khoa học biết đến từ vài chục năm nay, chứ không phải một loại virus mới. Bệnh viêm tiểu phế quản do virus này gây ra ở trẻ nhỏ có thể điều trị dễ dàng nên cha mẹ không cần quá lo lắng thái quá” – PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng khuyến cáo.
Trong giai đoạn giao mùa như hiện nay là khoảng thời gian không khí chuyển lạnh, ánh sáng mặt trời ít hơn làm cho các loại virus, trong đó có virus RSV sinh sôi nảy nở trong môi trường mạnh hơn.
Trẻ nhỏ do sức đề kháng yếu nên cũng dễ bị nhiễm virus đang có trong môi trường xung quanh.
Mà theo lý giải của bác sĩ Dũng, có hàng trăm virus khác nhau và các virus này trẻ đều có khả năng tấn công trẻ không riêng gì virus RSV.
Do đó, để phòng bệnh cho trẻ, trong đó có phòng bệnh do virus RSV thì cha mẹ cần chú ý phòng ngừa giồng như phòng các bệnh đường hô hấp thông thường khác như: giữ ấm cho trẻ khi trời chuyển lạnh, vệ sinh mũi họng sạch sẽ, vệ sinh đôi bàn tay sạch sẽ, tránh cho trẻ tiếp xúc gần (dưới 1m) với những người đang mắc các bệnh đường hô hấp…
Trẻ bị nhiễm virus RSV triệu chứng như thế nào?
Khi virus RSV đi vào hệ hô hấp trên của trẻ (mũi, họng) có thể gây ra các triệu chứng nhẹ và giống cảm lạnh như:
Ngoài ra, trẻ bị nhiễm virus RSV có thể còn có các triệu chứng khác như: