Cúng Táo quân 23 tháng Chạp là một ngày lễ quan trọng trong văn hóa người Việt. Mặc dù thế nhưng không phải ai cũng biết cách mua đồ lễ, vàng mã cúng ông Công ông Táo 23 tháng Chạp đúng nhất.
Từ bao đời nay ngày 23 tháng Chạp là dịp mà gia đình nào cũng chuẩn bị thành tâm sắm lễ vật và mâm cỗ để cúng tiễn Táo quân về trời.
Theo quan niệm của người xưa, Táo quân quanh năm chỉ ở trong bếp vì thế mà vị thần này nắm bắt được mọi chuyện trong gia đình mà mình cai quản. Vì thế để Táo báo cáo Ngọc Hoàng nói nhiều điều hay bớt đi điều dở thì các gia đình chuẩn bị lễ vật với tấm lòng thành để mong một năm mới nhiều phước lành, may mắn trời ban.
Để có mâm cúng Táo quân chuẩn nhất, các gia đình cần chuẩn bị đầy đủ các lễ vật sau:
+ Ba chiếc mũ Táo quân trong đó có hai chiếc mũ đàn ông có cánh chuồn và một mũ đàn bà không có cánh chuồn. Lưu ý, các mũ này phải đều được trang trí đẹp mắt và sặc sỡ. Tùy vào từng vùng mà người ta sử dụng mũ và các bộ đồ đi kèm là khác nhau. Người ta cũng chọn màu sắc bộ áo mũ của ông Công, ông Táo phụ thuộc vào hành.
Cũng có một số vùng người ta cúng Táo tượng trưng bằng một cỗ mũ ông Công cùng một chiếc áo và đôi hia bằng giấy.
+ Đồ vàng mã khác là lễ vật không thể thiếu trong mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo: Một số vùng miền, gia chủ còn chuẩn bị thêm vàng thoi bằng giấy để cúng kèm. Sau khi buổi lễ kết thúc người ta sẽ đốt mũ ông Công, ông Táo, vàng thoi cùng bài vị cũ đi và lập bài vị mới.
+ Cá chép đỏ: Theo phong tục của người miền Bắc, trên lễ vật cúng ông Công, ông Táo sẽ không thể thiếu đi 3 cá chép đỏ còn sống thả trong chậu nước. Ba con cá này ngụ ý cho cá chép hóa rồng để thành phương tiện tiễn táo về trời. Sau khi cúng, gia chủ đem thả cá xuống ao, hồ, sông suối để phóng sinh. Một số nơi người ta cũng thay cá chép sống bằng các cúng cá chép giấy/
+ Với người miền Trung, lễ vật sẽ thay bằng ngựa giấy với đầy đủ yên cương hay miền Nam lễ vật cúng ông Công, ông Táo được đơn giản hóa chỉ còn mũ áo cùng hia giấy.
- Mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp
Tùy từng gia cảnh của mỗi nhà mà làm mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp khác nhau. Thường các gia đình sẽ chuẩn bị lễ mặn gồm: Xôi, gà, chân giò luộc, canh măng,.. và lễ chay: Trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc...
Một mâm cỗ cúng ông Công ông Táo sẽ gồm các món như sau:
+ 01 đĩa gạo
+ 01 đĩa muối
+ Thịt vai luộc
+ Canh mọc
+ Món xào
+ Giò
+ Xôi
+ Chè kho
+ Hoa đào
+ Hoa cúc
+ Tiền, vàng mã
+ 3 con cá chép sống
Cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 được không là điều được nhiều người quan tâm. Theo các chuyên gia phong thủy, lễ cúng ông Công, ông Táo nên tiến hành trước 12h ngày 23 tháng Chạp để ông Táo kịp bay về trời báo cáo Ngọc Hoàng. Tùy vào điều kiện thời gian mà lựa chọn cúng ở các khung giờ thích hợp, có thể cúng tối ngày 22 hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp.
Sau khi bày lễ cúng Táo quân ngày 23 tháng Chạp, thắp hương khấn vái, gia chủ đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa rồi lễ tạ hóa vàng mã và phóng sinh thả cả chép.
Xem thêm: