Cúng ông Công ông Táo trên bàn thờ hay trong bếp tùy thuộc vào mỗi vùng
Tục lệ thờ cúng ông Công, ông Táo (hay còn được gọi là Táo quân) bắt nguồn từ một điển tích "Hai ông một bà" là một trong những tín ngưỡng văn hóa dân gian tốt đẹp được duy trì suốt hàng nghìn năm nay của người Việt. Tục lệ văn hóa này thờ 3 vị thần là thần Đất, thần Nhà và thần Bếp, Ts. Ngô Duy Thịnh (Viện nghiên cứu Văn hóa) cho hay.
Ba vị thần Đất, Nhà và Bếp trên sẽ định đoạt phước đức cho cả gia đình. Do đó, hàng năm cứ tới ngày 23 tháng Chạp âm lịch, mọi người trong gia đình sẽ dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ và ngăn nắp. Chuẩn bị mâm cỗ mặn hoặc ngọt cùng ba bộ quần áo bằng vàng mã với ba con cá chép sống để tiễn Táo quân về chầu trời. Lúc này, Táo quân sẽ lên báo cáo với Ngọc Hoàng Thượng Đế về những điều mắt thấy, tai nghe, hành vi tốt hay xấu của các thành viên trong gia đình một cách khách quan.
Ts.Thịnh cũng cho biết thêm, ở mỗi vùng miền khác nhau lại có những quan điểm khác nhau về lễ cúng ông Công ông Táo. Vì vậy, chúng ta không thể nói cúng trên ban thờ là đúng và cúng ở bếp là sai được. Điều quan trọng nhất vẫn là sự thành tâm, ý nghĩa nhân văn (phóng sinh cá chép), mà tín ngưỡng này mang lại vì giúp sống nhân văn và hướng thiện hơn.
Cúng ông Công ông Táo trên bàn thờ hay trong bếp mới đúng phụ thuộc vào quan điểm của mỗi vùng
Theo T.s Thịnh thì một mâm cỗ ngày ông Công ông Táo nên làm đơn giản, chỉ cần có thịt gà, thịt lợn, xôi, cá chép, 3 bộ quần áo giấy…, không nên quá cầu ký, phô trương mà làm mất đi tín ngưỡng tốt đẹp của dân tộc.
Theo GS.TSKH Trần Ngọc Thêm, người miền Bắc thường cúng tiễn đưa ông Công, ông Táo trong ngày 23 tháng Chạp trên ban thờ. Còn người miền Nam lại cúng 3 vị thần này ở dưới đất.
Giáo sư Thêm cũng cho biết rằng, việc cúng các vị thần trên tại ban thờ của người miền Bắc chưa có một cơ sở lý giải nào là chắc nhắn nhất. Tuy nhiên, theo phỏng đoán, người miền Bắc coi ông Công, ông Táo là thần. Chính vì là thần thánh nên phải được thờ cúng trên cao, phải nhận được sự tôn kính nhất.
Cúng ông Công ông Táo trên bàn thờ hay trong bếp mới đúng?
Theo chuyên gia phong thủy Phạm Cương, trong lễ cúng ông Công ông Táo, nếu nhà nào có ban thờ Táo quân đặt gần bếp, thắp hương ở ban thờ này. Nếu không có ban thờ Táo quân riêng, phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp vì từ xưa đến nay, vì ban thờ luôn được coi là ăng ten để giao tiếp giữa hai thế giới âm dương, giữa người trần thế và thần linh.
PGS.TS Bùi Xuân Đính cho rằng, việc cúng ông Công ông Táo trên bàn thờ hay trong bếp mới đúng phụ thuộc vào gia chủ.
Người Việt cổ xưa đã có bàn thờ đặt trong bếp hướng theo hướng nhà hoặc đặt ở vị trí thuận lợi nhất. Cho tới nay, bàn thờ được đặt trong bếp dần dần được xóa bỏ đi, do đó mọi người thường cúng ông công ông táo trên bàn thờ gia tiên.
Phó Giáo Sư Đính cũng bày tỏ rằng, việc cúng lễ ông Công ông Táo dưới bếp không mang tính bắt buộc, việc cúng trên bàn thờ hay trong bếp là tùy thuộc vào gia chủ. Nếu gia chủ là người cẩn thận, hãy lập một ban thờ trong bếp, đặt trên bàn hay ghế, bát hương gạo, xôi, gà và hoa quả để làm lễ.
Xem thêm:
Lê XinhBạn đang xem bài viết Cúng ông Công ông Táo trên bàn thờ hay trong bếp mới đúng? tại chuyên mục Cẩm nang của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].