Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế, có 3 cách tự chẩn đoán tình trạng béo phì thông qua chỉ số khối cơ thể, vòng bụng, cân nặng…
Bộ Y tế mới ban hành hướng dẫn về chẩn đoán béo phì, trong đó hướng dẫn người dân cách tự chẩn đoán tình trạng béo phì của mình thông qua chỉ số khối cơ thể, vòng bụng, cân nặng…
Tại Hướng dẫn mới này, Bộ Y tế chỉ rõ, phì gây ra các vấn đề trầm trọng đến sức khỏe, là thủ phạm gây hơn 200 bệnh khác nhau.
Các bệnh lý được cơ quan này liệt kê như: Tim mạch, đột quỵ, đái tháo đường, thoái hóa khớp, gan nhiễm mỡ và nhiều bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư đường tiêu hóa...
Trong hướng dẫn, Bộ Y tế cũng đưa ra 3 cách chẩn đoán béo phì như sau:
Chiều cao đứng: được đo bằng thước. Người được đo đứng thẳng trong tư thế thoải mái, mắt nhìn về phía trước, hai gót chân sát nhau chụm lại thành hình chữ V, đo một đường thẳng từ đỉnh đầu đến gót chân. Kết quả tính bằng đơn vị mét và sai số không quá 0,1 cm.
Trọng lượng cơ thể: Cân nặng: Người được đo mặc quần áo mỏng nhẹ, bỏ guốc dép và đứng lên cân theo đúng vị trí, chỉ số trên màn hình sẽ báo trọng lượng cơ thể. Đo trọng lượng cơ thể chính xác đến 0,1 kg. Đơn vị biểu thị trọng lượng: kg.
BMI (kg/m2) = Cân nặng (kg)/Chiều cao (m2)
Tình trạng thừa cân, béo phì theo tiêu chuẩn của WHO áp dụng cho người Châu Á như sau:
Dụng cụ sử dụng thước dây chia vạch do Việt Nam sản xuất đạt tiêu chuẩn của Cục đo lường Việt Nam.
Cách đo: Bệnh nhân đứng thẳng hai chân, hai bàn chân cách nhau 10cm, trọng lượng cơ thể đều trên hai chân, bộc lộ vùng đo, cho bệnh nhân thở đều đặn, đo lúc thở ra nhẹ, tránh co cơ.
Vòng bụng: được đo ngang qua đường giữa bờ trên xương chậu và bờ dưới xương sườn cuối cùng. Sai số không quá 0,1 cm. Kết quả tính bằng centi mét (cm).
Đánh giá kết quả: béo phì dạng nam (béo phì phần trên cơ thể, béo phì kiểu bụng, béo phì hình quả táo, béo phì trung tâm) khi vòng bụng ≥ 90 cm ở nam và ≥80 cm ở nữ. (Theo Bộ Y tế và Hội Nội tiết & Đái tháo đường Việt Nam).
Phương pháp hấp thụ năng lượng kép được xem là “tiêu chuẩn vàng” để đánh giá lượng mỡ cơ thể.
DEXA đã được sử dụng rộng rãi để nghiên cứu quá trình khử khoáng xương (bone demineralization) và loãng xương và thể hiện một tiến bộ đáng kể trong đánh giá lượng mỡ cơ thể vì nó dễ sử dụng trong các môi trường lâm sàng và độ chính xác cao hơn giúp phân biệt mô nạc và mỡ so với các phương pháp trước đó như đo kháng lực dưới nước toàn thân (hydrodensitometry).
DEXA định nghĩa một công nghệ theo đó sự suy giảm bức xạ ở 2 năng lượng được sử dụng để xác định 2 thành phần của mô suy giảm, hoặc xương và mô mềm hoặc mô nạc và mỡ. Nhiều chuyên gia cho rằng DEXA là một trong những "tiêu chuẩn vàng" để đánh giá mỡ cơ thể.
Hướng dẫn của Bộ Y tế cũng nêu rõ sự khác nhau giữa béo phì dạng nam và nữ. Theo đó, béo phì dạng nam thường có mỡ phân bố nhiều ở bụng, thân, vai, cánh tay, cổ, mặt; Vẻ mặt hồng hào; Cơ vẫn phát triển khác với hội chứng Cushing. Dạng béo phì này thường xảy ra ở người ăn nhiều.
Còn béo phì dạng nữ là béo phì phần dưới cơ thể, béo phì hình quả lê. Mỡ phân bố chủ yếu ở phần dưới của cơ thể (khung chậu, vùng thắt lưng, mông, đùi); Da xanh; Cơ ít phát triển. Người mắc thường bị suy nhược và thường kèm suy tĩnh mạch, rối loạn kinh nguyệt ở nữ.