Giải đáp vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hoài - Viện Trưởng Viện Tim Mạch quốc gia, BV Bạch Mai chia sẻ, khi bị cúm cần tuân thủ điều trị theo phác đồ của bác sĩ truyền nhiễm, tham vấn ý kiến bác sĩ tim mạch đang quản lý điều trị về phác đồ tim mạch đang dùng xem có cẩn điều chỉnh thuốc tim mạch hay không. Tái khám tim mạch ngay nếu có các triệu chứng sau: Nhịp tim nhanh kéo dài, khó thở, đau ngực, phù chân...
![benh-nhan-tim-mach](https://i.ex-cdn.com/giadinhmoi.vn/files/content/2025/02/13/benh-nhan-tim-mach-1657.jpg)
PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hoài cũng lưu ý, bệnh nhân tim mạch rất nên tiêm phòng vaccine cúm hàng năm, điều này đã được các hội tim mạch uy tín như hội tim mạch Mỹ, hội tim mạch Châu Âu , hội tim mạch Việt Nam khuyến cáo rất rõ:
- Vaccine cúm giảm 15-45% nguy cơ biến cố tim mạch. Khuyến cáo tiêm cho tất cả bệnh nhân tim mạch, kể cả người suy tim hoặc sau can thiệp mạch vành, bệnh nhân tăng huyết áp, bệnh van tim, bệnh cơ tim.
- Bệnh nhân tim mạch cần khám bác sĩ tim mạch trước khi tiêm để đảm bảo tình trạng tim mạch, huyết áp đang được điều trị ổn định.
- Không tiêm vaccine nếu huyết áp quá cao hoặc quá thấp hoặc bệnh nhân đang có tình trạng cấp cứu về tim mạch, tình trạng suy tim mất bù.
- Nên tiêm vaccin dạng bất hoạt để đảm bảo an toàn, tránh vaccine sống giảm độc lực.
D.HiềnBạn đang xem bài viết Người bị bệnh tim mạch cần làm gì khi mắc cúm? tại chuyên mục Tin y tế của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].
Tin liên quan
![từ khóa](https://sf.ex-cdn.com/giadinhmoi.vn/v2.2.85/templates/themes/images/tag.png)