BV Phụ sản Hà Nội: 11 tháng triển khai kỹ thuật 'đỉnh cao' cứu sống hàng chục thai nhi

40 sản phụ mắc hội chứng truyền máu song thai đã được các bác sĩ của BV Phụ sản Hà Nội can thiệp bằng phương pháp ứng dụng Laser quang đông, hiện 20 sản phụ đã sinh con khỏe mạnh.

11 tháng triển khai kỹ thuật 'can thiệp trứng nước'

PGS.TS Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc BV Phụ sản Hà Nội thông tin, từ tháng 10/2019, BV Phụ sản Hà Nội thực hiện ca phẫu thuật cho sản phụ mắc hội chứng truyền máu song thai. Đó là sả‌n phụ Lộc Thị Hường (sin‌h năm 1997, ở Nghệ An).

Trường hợp của sản phụ Hường là biến chứng song tha‌i không tim. Một tha‌i vẫn ph‌át triển, một tha‌i được tuyến dưới xá‌c định là lưu, nhưng thực chất, tha‌i này vẫn có các mạch má‌u, tuần hoàn bình thường. Do đó, nó lấy dinh dưỡng từ tha‌i đang ph‌át triển, khiến tha‌i bình thường có nguy cơ lưu vì mấ‌t má‌u.

Sản phụ Hường được BSCK I Nguyễn Thị Sim khám, chẩn đoán truyền máu song thai.

Ở tuần thai thứ 26, các bác sĩ đã tiến hàn‌h hội chẩn và thực hiện m‌ổ can thiệp bào tha‌i cho sản phụ. Ca phẫu thuật thành công  đã cắ‌t đứt hoàn toàn dinh dưỡng, nguồn sống cho tha‌i nhi bị hỏng, giữ lại em bé còn lại.

Đến tuần thứ 33, sản phụ Hường sinh con, là em bé đầu tiên được can thiệp truyền máu song thai ở BV Phụ sản Hà Nội.

PGS. TS Ánh cho biết, qua số liệu thống kê, từ tháng 10/2019 đến tháng 5/2020, bệnh viện đã phẫu thuật can thiệp bào thai cho 20 sản phụ mắc hội chứng truyền máu song thai bằng ứng dụng Laser quang đông. Trong số này, tỷ lệ thành công là 85% với 17 ca. 3 ca thất bại (vỡ ối, thai lưu). Không có ca nào nhiễm trùng, tỷ lệ sống ít nhất 1 thai là 85%, tỷ lệ sơ sinh sống chung là 57,5%.

Tính từ tháng 10/2019 đến nay, bệnh viện đã can thiệp cho 40 sản phụ mắc hội chứng truyền máu song thai, trong đó 20 sản phụ đã sinh con, số còn lại đang theo dõi.

Ứng dụng kỹ thuật Laser quang đông mang lại hiệu quả cao

Sáng nay 25/9, bệnh viện Phụ sản Hà Nội tổ chức hội nghị Ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử và kỹ thuật laser quang đông trong điều trị hội chứng truyền máu song thai và hội chứng dải xơ buồng ối.

PGS.TS Nguyễn Duy Ánh phát biểu tại hội nghị.

Tại Hội nghị, PGS.TS Nguyễn Duy Ánh cho biết, với 2 hội chứng truyền máu song thai và dải xơ buồng ối, bệnh viện đã sử dụng ứng dụng Laser quang đông.

Với hội chứng truyền máu song thai, BV đã thực hiện phẫu thuật nội soi buồng ối và dùng Laser đông các cầu nối mạch máu trong bánh rau cho các thai phụ giai đoạn 2 - 4, tương ứng tuổi thai 16-26 tuần. Cuộc phẫu thuật được thực hiện tại phòng mổ chuyên cho can thiệp bào thai theo tiêu chuẩn quốc tế (lọc khí áp lực dương). 

Với cuộc phẫu thuật này, ê kíp sử dụng bộ dụng cụ nội soi buồng ối, thiết bị nội soi của hãng Karl Storz, thiết bị đông mạch máu bằng laser, sợi dẫn Laser. Với các dụng cụ đó, ê kíp tiến hành đông các cầu nối mạch máu theo kỹ thuật Solomon.

Từ các ca phẫu thuật và tỷ lệ thành công, PGS.TS Ánh khẳng định, phương pháp đông mạch máu bằng Laser để điều trị hội chứng truyền máu song thai tại BV Phụ sản Hà Nội đạt kết quả cao, tỷ lệ thành công cao, ít biến chứng. 

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là bệnh viện công đầu tiên thực hiện kỹ thuật can thiệp bào thai.

Với hội chứng dải xơ buồng ối, BSCKI Nguyễn Thị Sim cũng cho hay, phẫu thuật nội soi bằng laser quang đông cũng là phương pháp điều trị duy nhất. Với những vòng cuốn được chẩn đoán xác định gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, mạch máu, chức năng chi... cần can thiệp nội soi bào thai trong tử cung để giải áp.

BV Phụ sản Hà Nội đã thực hiện 30 ca can thiệp nội soi bào thai bằng phẫu thuật nội soi sử dụng laser quang đông điều trị hội chứng dải xơ buồng ối. Trong đó 25 ca không để lại di chứng, 1 ca sảy thai, 1 ca thai lưu, 1 ca còn dấu vòng thắt và 2 ca có cụt chi do đến muộn.

Truyền máu song thai là hội chứng nghiêm trọng xảy ra ở các ca song thai có 2 buồng ối nhưng chung một bánh rau với nguy cơ tử vong cho thai nhi cao và có nguy cơ dị tật bẩm sinh nếu không được can thiệp trong bào thai kịp thời.

 Hiện nay, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là bệnh viện công đầu tiên và duy nhất thực hiện kỹ thuật can thiệp bào thai điều trị cho thai phụ mắc hội chứng truyền máu song thai.

 Theo PGS.TS Ánh, khó khăn nhất trong kỹ thuật này là phải can thiệp chuẩn để không dẫn tới sẩy thai và sinh non. Đây là kỹ thuật mới, can thiệp rất nhạy cảm và khó khăn. Việc động chạm vào buồng tử cung sẽ ảnh hưởng tới thai nhi và tâm lý sản phụ.

 Bên cạnh đó, TS Ánh cũng lo lắng về việc một số thai phụ mắc các hội chứng này đến bệnh viện khi tình trạng đã quá muộn, dẫn tới việc điều trị có nguy cơ thất bại. Do đó, bác sĩ mong muốn, với hệ thống Teleheath khám chữa bệnh từ xa, khó khăn này sẽ sớm được giải quyết, góp phần cứu sống các thai nhi song thai, mang lại niềm hạnh phúc cho mỗi gia đình.

V.Linh/giadinhmoi.vn

Tin liên quan