Trong suốt cuộc đời mình, Kim Dung đã trải qua nhiều biến cố khiến ông luôn day dứt, đau đáu khôn nguôi.
Ngày 30/10, nhà văn Kim Dung - tác giả của nhiều tiểu thuyết võ hiệp huyền thoại Trung Quốc đã qua đời tại bệnh viện Hong Kong sau một thời gian dài chiến đấu với bệnh tật.
Sự ra đi của ông là để lại tiếc thương sâu sắc trong lòng nhiều thế hệ khán giả có tuổi thơ gắn liền với những trang sách của Kim Dung.
Nhìn vào cuộc sống của Kim Dung, có lẽ ai cũng nghĩ ông đã sống một cuộc đời oanh liệt với những cuốn tiểu thuyết và một cuộc sống hạnh phúc, viên mãn.
Thế nhưng, trong suốt cuộc đời mình, Kim Dung đã trải qua nhiều biến cố khiến ông luôn day dứt, đau đáu khôn nguôi.
Người vợ đầu tiên của Kim Dung là Đỗ Dã Phân, nổi tiếng xinh đẹp, thường được người ngoài gọi là "Đỗ tứ nương".
Năm 1947, trong một lần đến nhà gặp mặt một độc giả là Đỗ Dã Thu, Kim Dung gặp Đỗ Dã Phân (chị gái Dã Thu). Nhanh chóng bị sự thông minh, hài hước của người phụ nữ này hút hồn, Kim Dung từ đó thường xuyên lui tới nhà họ Đỗ.
Năm 1948, hai người tổ chức đám cưới ở Thượng Hải. Sau đó, Kim Dung tới Hong Kong phát triển sự nghiệp. Ở nơi đất khách quê người, Dã Phân cảm thấy khó thích nghi trong khi nhà văn lại quá bận rộn, nên tình cảm 2 người nhạt dần và dẫn đến ly hôn.
Đến năm 74 tuổi, trong một cuộc phỏng vấn, nhà văn lại nói: “Bây giờ nói ra cũng không là gì nữa rồi, người vợ đầu tiên phản bội tôi”.
Sau khi ly dị người vợ đầu, năm 1959, Kim Dung thành lập tờ Minh báo, Chu Mai trở thành trợ thủ đắc lực cho ông.
Chu Mai sinh ra ở Hong Kong năm 1933, bà tốt nghiệp Đại học Hong Kong và là một phóng viên tài năng, giàu nhiệt huyết với nghề. Bà và Kim Dung nên duyên vợ chồng năm 1956.
Họ có với nhau 4 người con (2 trai, 2 gái). Khi Minh Báo đã đạt được vị trí trong làng truyền thông, Chu Mai tiếp tục theo đuổi đam mê. Bà sáng lập thêm hai tờ báo, dồn tâm huyết cho công việc. Tuy nhiên, hai vợ chồng xuất hiện nhiều mâu thuẫn, dẫn tới rạn nứt hôn nhân.
Khi ly hôn, Chu Mai ra 2 điều kiện: Một là Kim Dung bồi thường vật chất cho bà, hai là nếu lấy vợ nữa, Kim Dung không được có thêm con. Nhà văn đồng ý cả 2 điều kiện.
Chia tay Kim Dung, Chu Mai không đi thêm bước nữa. Bà sống trong cơ cực, nghèo khó và đến khi qua đời vì bạo bệnh mùa đông năm 1998 thì bên cạnh bà không có người thân nào.
Kim Dung khi hay tin thì đau đớn khôn xiết và trên tất cả là những giọt nước mắt ân hận đến tận cùng mà ông biết rằng suốt đời này ông phải mang theo.
Người vợ sau đó là Lâm Lạc Di, kém ông 29 tuổi. Sau bao năm làm vợ của Kim Dung, bà không sinh đứa con nào.
Sau khi kết hôn, ông đưa Nhạc Di sang học ở Australia. Trở về, cô trở thành trợ lý đắc lực của chồng.
Nhà văn từng chia sẻ rằng Lâm Lạc Di rất biết cách chăm sóc gia đình và rất thích cách vợ trang trí nhà cửa, chính những điều nhỏ nhặt này đã khiến ông muốn gắn bó với cô vợ kém mình tới 29 tuổi.
Ngoài 3 người phụ nữ trên, diễn viên Hạ Mộng, minh tinh những năm 1950-1960 thường được nhắc đến như giấc mộng trong đời Kim Dung.
Nhiều bài báo cho biết, khi còn trẻ Kim Dung từng từ bỏ công việc ở một tòa soạn báo để chuyển sang làm biên kịch phim, nhằm tiếp cận người đẹp này. Song Hạ Mộng luôn giữ khoảng cách với Kim Dung.
Với sự ra đi của Kim Dung, nhiều người hâm mộ nhận ra vào đúng ngày này 2 năm trước, người tình trong mộng của ông cũng qua đời.
Sự qua đời của con trai trưởng
Con trai trưởng của Kim Dung và cũng là con trai đầu long của ông với Chu Mai là Tra Truyền Hiệp, được người đời ca tụng là Thần đồng văn học.
Đến tháng 10/1976 khi cuộc hôn nhân của Kim Dung và Chu Mai chấm dứt thì ở nước Mỹ xa xôi, cậu con trai đang học năm nhất Đại học Columbia của họ thắt cổ tự tử ở tuổi 19 sau một lần cãi nhau với người bạn gái ở San Francisco.
Nhiều người cho rằng, cái chết của Truyền Hiệp cũng một phần là do cuộc ly hôn của bố mẹ.
Sau cái chết đột ngột của con trai trưởng, Kim Dung đã quyết định tìm hiểu nhiều vào các thuyết đạo lý luân hồi, những quyển tiểu thuyết sau này của ông đều mang màu sắc Phật Giáo.
Năm 1991, ông bán tòa soạn Minh Báo lại cho Vu Phẩm Hải chỉ vì người đó có nét giống con trai Tra Truyền Hiệp của ông.