Bệnh viêm mũi dị ứng: nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, cách điều trị nhanh và hiệu quả

Viêm mũi dị ứng là những phản ứng quá mức của cơ thể, xảy ra khi hít phải vật lạ trong không khí hay gặp phải thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh…

 Bệnh viêm mũi dị ứng sẽ xuất hiện khi tiếp xúc với các dị nguyên, tinh thần căng thẳng và bệnh sẽ di truyền cho thế hệ sau

Thông thường khi gặp vật lạ, cơ thể con người sẽ có những phản ứng nhằm bảo vệ. Tuy nhiên, nếu phản ứng xảy ra quá mức, gây ra những tổn hại cho cơ thể thì gọi là phản ứng dị ứng hay trầm trọng hơn, có thể dẫn đến tử vong thì gọi là phản ứng phản vệ.

Người bị viêm mũi dị ứng có thể sống một thời gian dài mà không có biểu hiện nào của bệnh trong khi đó các xét nghiệm lại chứng tỏ tình trạng dị ứng của cơ thể.

Và bệnh viêm mũi dị ứng sẽ xuất hiện khi có một số yếu tố thuận lợi như tiếp xúc quá lâu với các tác nhân gây dị ứng, tinh thần căng thẳng, stress, yếu tố nội tiết như phụ nữ thời kỳ kinh nguyệt, tiền mãn kinh, dùng thuốc tránh thai…

Dấu hiệu nhận biết viêm mũi dị ứng

Các dấu hiệu của viêm mũi dị ứng rất dễ nhầm lẫn với viêm mũi thông thường và cảm cúm.

Chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi từng tràng... là những dấu hiệu điển hình của bệnh viêm mũi dị ứng

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Đoàn (Trung tâm Dị ứng Miễn dịch Lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai), bệnh viêm mũi dị ứng có những dấu hiệu điển hình sau:

- Chảy nước mũi, nước mắt, ngứa mũi

- Nghẹt mũi, hắt hơi từng tràng, ho, mệt mỏi, bứt rứt, căng thẳng

- Thay đổi thời tiết, gặp các yếu tố kích thích liên quan đến thì nó lại xuất hiện, trong người cảm thấy sốt nhẹ, mệt mỏi rất khó chịu.

- Ho, buồn ngủ, bứt rứt, khó chịu.

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng

ThS-BS Nguyễn Thanh Thủy, Phó trưởng khoa Mũi xoang, Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương cho biết, có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm mũi dị ứng.

Trong đó, các yếu tố từ bên ngoài vào hay các yếu tố trong nhà (bụi, nấm mốc, vật nuôi như chim cảnh, chó, mèo…) và ngoài môi trường (ký sinh trùng, virus, các chất ô nhiễm, phấn hoa…) có liên quan trực tiếp đến bệnh viêm mũi dị ứng.

 Ngoài yếu tố môi trường, thời tiết thì các loại thực phẩm như hải sản cũng làm cho bệnh viêm mũi dị ứng trở nên trầm trọng

Bên cạnh đó, những chất lạ trong thức ăn như sữa, trứng, các loại đậu, hải sản, các loại thuốc kháng sinh, chất bôi trơn ở bao cao su, xà phòng, hóa chất… đều có thể gây dị ứng.

Các chất này thường gây triệu chứng toàn thân hoặc ở bộ máy tiêu hóa, nhưng cũng cho những biểu hiện ở đường thở trên, mà điển là viêm mũi dị ứng.

Ngoài ra, bệnh viêm mũi dị ứng còn liên quan đến tiền sử gia đình. Trong gia đình mà có người bị viêm mũi dị ứng thì 70% sẽ di truyền lại thế hệ sau, 30% là mắc phải.

Đặc biệt, theo PGS. TS. Nguyễn Văn Đoàn, bệnh viêm mũi di ứng có mối liên quan mật thiết với bệnh hen phế quản (cấu trúc giống nhau, nguyên nhân gây bệnh giống nhau). 30% viêm mũi dị ứng sẽ chuyển sang hen phế quản và 70 – 80% người bị hen phế quản có triệu chứng bị viêm mũi dị ứng.

Điều trị viêm mũi dị ứng thế nào?

Theo PGS Đoàn, cách điều trị viêm mũi dị ứng hiện nay là dùng Corticoid dạng xịt, kháng histamin H1, kháng leucotrien.

 PGS.TS Nguyễn Văn Đoàn - Trung tâm Dị ứng Miễn dịch Lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai

Corticoid có tác dụng tại chỗ chậm, kéo dài; liều lượng thuốc thấp; giảm thiểu tác dụng phụ toàn thân; an toàn khi sử dụng lâu dài; phòng ngừa tái phát; dùng theo hướng dẫn của thầy thuốc, dùng hàng tháng và giảm dần.

Kháng histamine H1: chất histamin là chất gây dị ứng và người ta tìm ra chất kháng histamine. Kháng histamine H1 thế hệ 1 đi qua màng não gây buồn ngủ, H1 thế hệ 2, thế hệ 2 mới (thế hệ 3) ít qua màng mạch máu não nên đỡ gây buồn ngủ. Nhưng vẫn cần trách cho người sử dụng khi lái xe, thi cử vì loại này gây chuếnh choáng.

Kháng leucotrien: chất leucotrien là chất gây viêm trong dị ứng và người ta sản xuất ra kháng leucotrien để chống lại.

Bài liên quan

Để điều trị viêm mũi dị ứng thì việc sử dụng thuốc thôi vẫn chưa đủ mà cần phải tránh các yếu tố kích thích như chó, mèo, chim, khói thuốc lá, phấn hoa, nước xịt phòng, các hóa chất, đun bếp than trong nhà, nấm mốc, những nơi làm việc như nhà máy dệt…

Ngoài ra còn phải xây dựng cho mình một cơ thể khỏe mạnh (lao động và làm việc khoa học, dành thời gian nghỉ ngơi, rèn luyện), rèn luyện yếu tố tâm lý (thần kinh căng thẳng, mất ngủ nhiều thì sẽ gây viêm mũi dị ứng).

Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh, làm sạch môi trường sống giúp phòng ngừa viêm mũi dị ứng hiệu quả 

Cách phòng bệnh viêm mũi dị ứng hiệu quả

- Tránh các dị nguyên bằng cách giữ nhà khô sạch, thoáng khí, hút bụi thường xuyên, không nuôi chó mèo, diệt chuột, gián, loại bỏ nấm mốc, những con mạt, những nơi thiếu ánh sáng, giày cũ, sách báo cũ, cây cảnh, giấy dán tường, chiếu, mền, thảm trải nền nhà, các loại hoa khô.

- Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh, đặc biệt khu vực vùng cổ, ngực và mũi, không nên tắm nước lạnh. Đối với những ai phải làm việc quá khuya, dậy quá sớm cần lưu ý vì thời điểm này dễ bị cảm và dễ chuyển thành viêm mũi xoang.

-Tránh hít phải luồng không khí lạnh, khô một cách đột ngột, hoặc để mũi tiếp xúc với luồng gió máy lạnh, điều hòa đều có thể làm tổn thương, làm khô niêm mạc mũi xoang.

- Thường xuyên làm những động tác làm ấm vùng mũi vào buổi sáng, bằng cách dùng hai bàn tay chụp lại hai bên vùng cánh mũi và miệng, tay xoa xoa tập thở ra hít vào, thực hiện như vậy chừng vài phút.

- Bảo vệ mũi khỏi các tác nhân gây dị ứng và không khí ô nhiễm bằng cách bịt khẩu trang khi đi đường, khi làm việc trong môi trường độc hại, nhiều khói bụi.

- Vệ sinh tai, mũi, họng thường xuyên bằng nước muối sinh lý. Đặc biệt, cần vệ sinh răng, miệng thật tốt sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Nếu chẳng may bị viêm họng, viêm amidan, sâu răng, viêm chân răng, viêm lợi... cần phải khám và điều trị dứt điểm để tránh bệnh trở thành mãn tính dễ gây viêm xoang về sau.

- Uống nhiều nước để làm loãng chất tiết nhày, giúp dịch tiết mũi lỏng hơn, chất nhày thoát ra ngoài một cách dễ dàng hơn, tránh ứ đọng, gây viêm nhiễm.

- Khi có các dấu hiệu của bệnh tai, mũi, họng, nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để được khám và điều trị đúng bệnh, phòng ngừa biến chứng xảy ra.

Các loại thảo dược như kinh giới, hoắc hương, kim ngân, cây cứt lợn... có tác dụng rất tốt với người bị viêm mũi dị ứng 

Các loại thảo dược có tác dụng chữa viêm mũi dị ứng 

Cây cứt lợn: Có tác dụng kéo dài, làm giảm ngạt mũi, giảm viêm, giảm tiết dịch, giảm hắt hơi và sổ mũi nhức đầu. 

Hoắc hương: Lá hoắc hương có vị cay, the, mùi thơm hắc, tính ấm, vào 3 kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng giải cảm. Trong Đông y, hoắc hương được dùng chữa cảm cúm, cảm nắng, nhức đầu, sổ mũi, hôi miệng… 

Kinh giới (kinh giới tuệ): Có vị cay, tính ôn, vào 2 kinh phế và can. Trong Đông y, kinh giới có tác dụng phát biểu thứ phong, lợi yếu hầu, thanh nhiệt tán ứ phá kết. Dùng chữa ngoại cảm phát sốt, đầu nhức mắt hoa yết hầu sưng đau. 

Kim ngân hoa: Có vị ngọt, tính hàn, không độc, vào 4 kinh phế, vị, tâm, tỳ. Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, dùng chữa sốt, mụn nhọt, mẩn ngứa… Ngoài ra, kim ngân hoa còn có tác dụng chữa viêm mũi dị ứng, viêm mũi xoang dị ứng. 

Các loại thảo dược này hiện được kết hợp vào sản phẩm Xoang bách phục, đã chứng minh hiệu quả ở nhiều bệnh nhân. 

Linh Nhi/giadinhmoi.vn

Tin liên quan