Theo TS.BS tâm lý Nguyễn Hồng Bách, dự thảo này khó khả thi với Việt Nam và ảnh hưởng tới tâm lý bố mẹ trong việc nuôi dạy con cái.
Chính phủ vừa công bố Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em, trong đó quy định mức phạt với các hành vi bạo lực với trẻ.
Cụ thể, bố mẹ bắt con nhịn ăn, uống, chửi mắng... có thể bị phạt tới 10- 15 triệu đồng. Nếu bắt trẻ làm công việc gia đình quá sức, quá thời gian, ảnh hưởng đến học tập, vui chơi... người chăm sóc có thể phải nộp 3- 5 triệu đồng.
Trao đổi với PV Gia Đình Mới ngày 6/10. ThS.BS tâm lý Nguyễn Hồng Bách, cho rằng, các quy định xử phạt bố mẹ có ý nghĩa trong việc bảo vệ trẻ em nhưng còn chung chung.
Theo bác sĩ Bách, dự thảo này khó khả thi ở Việt Nam và ảnh hưởng tới tâm lý khó khả thi ở Việt Nam bố mẹ trong việc nuôi dạy con cái. Trường hợp bố mẹ không đủ điều kiện, nhận thức còn hạn chế thì việc phạt tiền có khi lại phản tác dụng.
Bác sĩ Bách chia sẻ, “Người Á đông có quan niệm “thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” và nhiều bố mẹ đang dạy con theo cách truyền thống. Con bị bạo hành tại chỗ là do sự thiếu hiểu biết của bố mẹ.
Còn ngược lại, bố mẹ chiều con một cách thái quá, không rèn giũa con từ hành vi tới đạo đức để tạo ra hành lang sống cho con. Đặc biệt, hiện nay, nhiều bậc bố mẹ chưa quan tâm tới tâm lý lứa tuổi của con. Họ chỉ nuôi dạy, chiều chuộng và họ cho rằng cách họ đang làm là đúng.
Bố mẹ cho rằng, vì sinh ra đứa con đó nên họ có quyền nuôi dạy con theo cách của mình. Trừ hành vi thái quá như đánh đập, chửi mắng con thậm tệ thì các hành vi khác nhằm mục đích nuôi dạy con tốt hơn hoàn toàn được phép”.
Nói về việc bố mẹ bắt con nhịn ăn, bác sĩ Bách cho hay, việc bố mẹ bắt con nhịn ăn, uống hoàn toàn đúng khi họ đã định lượng được lượng calo trẻ hấp thụ. Ví dụ con ăn đủ bữa sáng rồi thì có thể phạt con bữa trưa. Nếu phạt con nhị ăn cả ngày, triền miên thì đó là hành vi không tốt.
Bác sĩ Bách cũng cho biết thêm, ở các nước phát triển, chính phủ đã can thiệp vào việc giáo dục, dạy dỗ con cái của bố mẹ theo định hướng nhất định. Bố mẹ ở các nước đó hoàn toàn đồng ý.
Ở nhiều nước, bố mẹ gây bạo hành có thể bị tước quyền nuôi con trong một khoảng thời gian nhất định hoặc vĩnh viễn nếu có các hành vi thái quá với con. Nhưng đi kèm với đó là cả hệ thống hỗ trợ xã hội, các cơ sở chăm sóc, giáo dục trẻ và bảo vệ trẻ.