Nhiều người lựa chọn kim cương để làm trang sức. Vậy kim cương đắt như thế nào? Giá chi tiết của các loại kim cương ra sao? Dưới đây là Bảng giá kim cương cập nhật mới nhất 10/2019.
Theo WikiPedia, Kim cương là một trong hai dạng thù hình được biết đến nhiều nhất của cacbon (dạng còn lại là than chì), có độ cứng rất cao và khả năng khúc xạ cực tốt làm cho nó có rất nhiều ứng dụng trong cả công nghiệp và ngành kim hoàn. Kim cương được cho là một loại khoáng sản với những tính chất vật lý hoàn hảo.
Chúng là những vật liệu tốt để tạo ra các bề mặt nhám và chỉ có những viên kim cương khác, những tinh thể cacbon dạng lồng hay ADNR mới có thể cắt kim cương được. Điều đó có nghĩa là chúng có thể giữ bề mặt đánh bóng rất lâu và rất tốt.
Khoảng 150 triệu cara (30.000 kg) kim cương được khai thác mỗi năm với tổng giá trị là 10 tỷ đô la Mỹ. Ngoài ra khoảng 100.000 kg kim cương hàng năm được điều chế nhân tạo.
Tên gọi kim cương trong nhiều ngôn ngữ châu Âu đến từ tiếng Hy Lạp adamas (αδάμας có nghĩa là "không thể phá hủy"). Chúng đã được sưu tầm như một loại đá quý và sử dụng trên những biểu tượng tôn giáo của người Ấn Độ cổ cách đây ít nhất 2.500 năm.
Người ta còn tìm thấy kim cương đầu mũi khoan, cũng là dụng cụ để khắc lên đá đối với người cổ đại. Sự phổ biến của kim cương tăng lên ở thế kỷ XIX, khi những kỹ thuật đánh bóng và cắt đã đạt đến một trình độ nhất định, kinh tế thế giới đã phát triển, và những nhà kim hoàn bắt đầu những chiến dịch quảng cáo rầm rộ.
Một viên kim cương được đánh giá theo một hệ thống chất lượng 4C: "carat" (khối lượng), "clarity" (độ trong suốt), "color" (màu sắc) và "cut" (cách cắt) và hiện nay có khi người ta còn đánh giá theo tiêu chuẩn 6C, thêm "cost" (giá cả) và certification (giấy chứng nhận, kiểm định).
Chỉ khoảng 20% sản lượng kim cương trên thế giới được dùng làm hàng trang sức, 80% kim cương kém phẩm chất hơn được sử dụng trong công nghiệp và các ứng dụng nghiên cứu.
Khoảng 49% kim cương được khai thác ở Trung Phi và Nam Phi, mặc dù một số lượng lớn kim cương cũng được tìm thấy ở Canada, Ấn Độ, Nga, Brasil, Úc. Hầu hết chúng được khai thác ở những miệng núi lửa đã tắt, sâu trong lòng Trái Đất nơi mà áp suất và nhiệt độ cao làm thay đổi cấu trúc của các tinh thể.
Theo JSC, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn được món trang sức ưng ý dựa vào những yếu tố sau đây:
1. Hình dạng viên kim cương - Diamond Shape
Từ viên kim cương thô được phát hiện cho đến viên kim cương hoàn mỹ đính trên món trang sức là cả một quá trình chế tác dày công tỉ mỉ. Hình dạng của viên kim cương quyết định rất nhiều đến việc thể hiện độ trong và khả năng phản quang của nó. Có 10 hình dạng phổ biến sau:
10 hình dạng viên kim cương
2. Trọng lượng viên kim cương - Carat
Carat là đơn vị đo trọng lượng của một viên kim cương. Một đơn vị “carat” tương ứng với 200 miligam. Nếu mọi yếu tố khác là giống nhau, giá của kim cương tăng lên cùng với trọng lượng viên, viên kim cương lớn hơn thì có độ hiếm hơn và được yêu thích nhiều hơn. Tuy nhiên,hai viên kim cương trọng lượng carat tương đương có thế giá trị rất khác nhau tùy thuộc vào ba yếu tố khác của 4C: độ tinh khiết, màu sắc và giác cắt.
Giá trị của kim cương thường tăng theo cấp số nhân dựa trên trọng lượng
3. Màu sắc viên kim cương - Color
Màu tự nhiên của kim cương thường là màu trắng (không màu). Tuy nhiên, những viên kim cương không màu lại cực kỳ hiếm vì chúng có xu hướng tự biểu lộ màu vàng hoặc vàng nhạt, màu này tạo nên cảm giác viên kim cương bị đục và kém tinh khiết.
Chính vì thế mà trong bảng phân màu của GIA (Viện Đá quý Hoa Kỳ), màu sắc của kim cương được phân theo cấp độ bảng chữ cái từ D-Z, trong đó D là trắng nhất (không màu, hiếm nhất, đắt nhất) và Z là vàng nhất (kém giá trị nhất).
Những viên kim cương không màu cực kỳ hiếm
Những viên kim cương không thuộc bảng màu D-Z được gọi là kim cương có màu khác thường (Fancy Color). Trong khi những vệt màu vàng nhạt làm giảm giá trị của kim cương thì màu sắc khác thường lại tạo nên giá trị cực kỳ cao vì chúng vô cùng hiếm. Kim cương màu chỉ hình thành ở một số khu vực có các yếu tố địa chất nhất định, hiếm nhất là màu hồng và xanh dương rồi đến xanh lá cây và vàng.
4. Độ tinh khiết - Clarity
Độ tinh khiết (trong suốt) của viên kim cương là thước đo về số lượng và kích thước của các khiếm khuyết nhỏ trong kim cương như tạp chất, vết bẩn, bọt bong bóng…
Phần lớn các khiếm khuyết này ở mức hiển vi và không ảnh hưởng rõ rệt đến vẻ đẹp của kim cương, chỉ các chuyên gia và nhà nghiên cứu mới quan tâm đến yếu tố này, chủ yếu để xác định giá trị của viên kim cương. Viên kim cương có càng ít khiếm khuyết thì giá trị càng cao.
Viên kim cương có càng ít khiếm khuyết thì giá trị càng cao
Các thông số đo độ trong suốt bao gồm:- Flawless (FL), Internally Flawless (IF): Hoàn mỹ, hầu như không có khiếm khuyết. Đây là loại rất hiếm.- Very Very Slightly Included (VVS1, VVS2): Rất sáng, rất khó để nhìn thấy khiếm khuyết dưới độ phóng đại 10x.- Very Slightly Included (VS1, VS2): Khá sáng, nhưng vẫn có thể nhìn thấy tạp chất bằng mắt thường.- Slightly Included (SI1, SI2): Có thể nhìn thấy tạp chất bằng mắt thường.- Included (I1, I2, I3): Đây là chất lượng kém nhất của viên kim cương, khá nhiều khiếm khuyết và có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
5. Giác cắt của viên kim cương - Diamond Cut
Cắt mài là một yếu tố thuộc về con người, nhưng nó quyết định rất lớn đến giá trị của viên kim cương. Một viên kim cương thô trông không khác gì một viên pha lê, chỉ khi được cắt mài chúng mới trở nên lấp lánh nhờ khả năng phản chiếu ánh sáng.
Đây cũng là yếu tố tạo nên những hình dạng đặc thù đã nêu ở trên.Khi được cắt với tỷ lệ thích hợp, ánh sáng được khúc xạ và phản xạ hoàn toàn ra bề mặt, khiến cho viên kim cương sáng hơn, lấp lánh hơn. Nếu cắt quá nông thì ánh sáng thoát ra khỏi đáy còn cắt quá sâu thì ánh sáng thoát ra mặt bên.
Cắt mài là một yếu tố thuộc về con người, nhưng nó quyết định rất lớn đến giá trị của viên kim cương.
Thang chia giác cắt của GIA được xếp hạng từ EXCELLENT đến POOR. GIA cung cấp thang cắt chất lượng cho kim cương viên tròn tiêu chuẩn được GIA xếp hạng màu từ D đên Z.Vẻ đẹp của kim cương đã được đánh bóng là sự kết hợp của nhiều yếu tố và ánh sáng: Mức độ toả sáng trên bề mặt, mức độ hấp thu ánh sáng và cách thức ánh sáng quay trở lại mắt nhìn.Kết quả này chịu sự chi phối của 3 yêu tố: Brightness (độ rực rỡ)Fire (ánh lửa)Scintillation (sự tán sắc).
6. Giấy chứng nhận
Đây là yếu tố quan trọng giúp bạn xác định nguồn gốc và giá trị của viên kim cương. Dựa vào giấy chứng nhận này, bạn sẽ biết được các thông số của viên kim cương như kích thước, trọng lượng, màu sắc, độ trong, độ bóng, mức độ đối xứng v.v…
Giấy chứng nhận kim cương thường được cấp bởi Gemological Institute of America (GIA) và American Gem Society Laboratories (AGSL), đây là hai phòng thí nghiệm uy tín nhất trong ngành công nghiệp kim cương. Kim cương có giấy chứng nhận tất nhiên sẽ có giá cao hơn những viên không rõ nguồn gốc.
Trọng lượng (cts) | Kích thước (mm) | Cấp mầu | Độ tinh khiết | Chi tiết |
Round | 0.73 | 5.79 | 142,502,000 | |
Round | 0.71 | 5.74 | 132,970,000 | |
Round | 0.33 | 4.50 | 30,080,000 | |
Round | 0.35 | 4.53 | 29,258,000 | |
Round | 0.34 | 4.56 | 20,398,000 | |
Round | 0.35 | 4.53 | 20,798,000 | |
Round | 0.35 | 4.52 | 21,973,000 | |
Round | 0.37 | 4.59 | 22,208,000 | |
Round | 0.37 | 4.57 | 23,195,000 | |
Round | 0.35 | 4.52 | 27,119,000 | |
Round | 0.37 | 4.57 | 27,307,000 | |
Round | 0.35 | 4.54 | 28,905,000 | |
Round | 0.37 | 4.54 | 29,728,000 | |
Round | 0.42 | 4.86 | 35,720,000 | |
Round | 0.42 | 4.84 | 44,533,000 | |
Round | 0.50 | 5.04 | 44,627,000 | |
Round | 0.50 | 5.03 | 46,460,000 | |
Round | 0.50 | 5.05 | 47,823,000 | |
Round | 0.59 | 5.41 | 48,616,000 | |
Round | 0.50 | 5.09 | 50,713,000 |
Giá kim cương nguồn Doji