Trung Quốc tìm cách vực dậy nền kinh tế

Để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng trở lại, ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBoC) đã cắt giảm một số loại lãi suất chính sách.

Ngày 21/10, PBoC đã hạ một số loại lãi suất chính sách

Ngày 21/10, PBoC đã hạ một số loại lãi suất chính sách

Cụ thể, sáng nay 21/10, PBoC đã hạ lãi suất cho vay tiêu chuẩn (LPR) kỳ hạn 1 năm thêm 25 điểm cơ bản; xuống còn 3,1% và LPR kỳ hạn 5 năm hạ xuống còn 3,6%.

LPR kỳ hạn 1 năm tác động đến các nợ vay doanh nghiệp và hầu hết các khoản vay cho hộ gia đình ở Trung Quốc. Còn LPR kỳ hạn 5 năm được coi là chuẩn mực cho lãi suất vay thế chấp mua nhà.

Đây là động thái được giới chuyên gia tài chính dự kiến từ trước. Tại một diễn đàn tổ chức hôm 18/10, Pan Gongsheng - Thống đốc PBoC đã phát tín hiệu rằng, các quan chức sẽ giảm lãi suất chính sách từ 20 đến 25 bps.

Cũng theo các chuyên gia kinh tế, việc Trung Quốc không có thêm sự trợ giúp để kích thích nhu cầu mà lại sử dụng các đợt cắt giảm lãi suất của PBoC chỉ càng khiến nền kinh tế của quốc gia này trở nên tồi tệ hơn thông qua việc khuếch đại giảm phát.

Một trong những nguyên nhân chính là tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc vẫn phụ thuộc vào sản xuất và đầu tư nhiều hơn tiêu dùng, khác với Mỹ.

Do đó, các đợt cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) có thể thúc đẩy người Mỹ vay nợ nhiều hơn để sắm sửa ô tô hay những món hàng đắt tiền khác, động thái của PBoC lại không có tác dụng tương tự.

Các chuyên gia tài chính lo ngại trước việc PBoC cắt giảm lãi suất

Các chuyên gia tài chính lo ngại trước việc PBoC cắt giảm lãi suất

Giáo sư Michael Pettis của Đại học Bắc Kinh giải thích rằng, hệ thống tài chính của Trung Quốc chủ yếu hướng đến phía cung của nền kinh tế. Tín dụng thường đi từ doanh nghiệp, các công ty thuộc sở hữu nhà nước, chính quyền địa phương và chính quyền trung ương tới cơ sở hạ tầng, bất động sản và sản xuất.

Cung tiền gia tăng dẫn đến việc sản lượng của doanh nghiệp đi lên, tiếp đến các doanh nghiệp lại phải tăng cường cạnh tranh nhau về giá bán.

Ông Pettis nhận xét: “Đó có lẽ là lý do khiến môi trường lạm phát cao trên toàn cầu cùng với tốc độ tăng trưởng tín dụng và tiền tệ nhanh chóng của Trung Quốc khiến nước này rơi vào tình trạng giảm phát, chứ không phải lạm phát”.

Trong cuộc phỏng vấn vào đầu tháng 8 với CNBC, ông Pettis cũng đề cập đến vấn đề nhu cầu tiêu dùng của ở nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này. Vị giáo sư cho biết các hộ gia đình ở đây ngại mở ví là do họ chứng kiến thu nhập tăng trưởng chậm chạp và triển vọng của nền kinh tế không rõ ràng. Còn ở phía cung, các nhà sản xuất Trung Quốc đang cạnh tranh rất gay gắt do thu nhập của các hộ gia đình suy yếu.

Hoàng Nam

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính