Chứng hay quên, suy giảm trí nhớ thường gặp ở người già. Nhưng có 6 nguyên nhân dẫn đến chứng hay quên, suy giảm trí nhớ dù bạn còn trẻ.
Ngủ không đủ giấc là một trong những nguyên nhân dẫn đến chứng hay quên. Cơ thể không được nghỉ ngơi đầy đủ có thể dẫn đến sự thay đổi về tâm trạng và căng thẳng, khiến chúng ta gặp vấn đề khi nhớ một điều gì đó.
Có rất nhiều nguyên nhân mất ngủ, có thể là do bệnh lý hoặc cũng có thể là do những thói quen như sở thích thức khuya, lối sống không lành mạnh.
Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến trí nhớ, lũ lẫn đó là thuốc an thần, thuốc chống suy nhược hoặc một vài loại thuốc về huyết áp.
Những loại thuốc này có thể khiến bạn khó tập trung khi làm việc. Khi bạn cảm thấy có vấn đề về trí nhớ và đang sử dụng những loại thuốc trên, hãy hỏi ý kiến bác sĩ điều trị để được tư vấn.
Uống quá nhiều rượu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và ảnh hưởng đến suy giảm trí nhớ tạm thời.
Các chuyên gia khuyến cáo, nam giới không nên uống quá hai chén rượu một ngày, còn phụ nữ không nên quá 1 chén một ngày (1 chén gần 43ml).
Một nguyên nhân nữa khiến bạn gặp khó khăn khi nhớ đó là do sự suy giảm hoạt động của tuyến giáp.
Nó có thể ảnh hưởng đến trí nhớ cũng như làm xáo trộn giấc ngủ, dẫn đến trầm cảm. Bạn có thể xét nghiệm máu để kiểm tra tuyến giáp có hoạt động bình thường hay không.
Một yếu tố nữa khiến bạn còn trẻ nhưng vẫn hay quên, suy giảm trí nhớ đó là căng thẳng, lo lắng. Bất kỳ một điều gì đó khiến bạn stress có thể khiến bạn khó tập trung.
Cả hai tình trạng này có thể cản trở sự chú ý và ngăn sự hình thành trí nhớ trong não. Do đó, bạn nên hạn chế tối đa sự lo lắng, căng thẳng hàng ngày bằng cách thư giãn, nghe nhạc, dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, không làm việc quá sức.
Một dấu hiệu của trầm cảm đó là buồn bã, cô đơn và luôn cảm thấy mệt mỏi. Chứng hay quên có thể là một dấu hiệu của trầm cảm hoặc cũng có thể là do bệnh này gây ra.
Vì thế, nếu bạn gặp tình trạng hay quên, suy giảm trí nhớ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm ra nguyên nhân điều trị kịp thời.
(Theo Harvard)