Khi nói đến 'giải cứu thế giới', chúng ta thường nghĩ tới những điều lớn lao như trong phim siêu anh hùng. Tuy nhiên bạn có thể cứu lấy Trái Đất từ những việc nhỏ nhặt thường làm mỗi ngày.
Dưới đây là 5 thói quen tưởng nhỏ nhưng có thể gây hại môi trường mà chúng ta nên thay đổi ngay hôm nay.
Một số hãng kem đánh răng quảng cáo các hạt nhỏ li ti này có thể tới đến những nơi mà bàn chải khó làm sạch nhất trên răng. Tuy nhiên đây là các hạt vi nhựa có hại cho môi trường.
Khi các hạt vi nhựa bị thải ra biển, sinh vật biển sẽ ăn phải chúng và bị ảnh hưởng sức khỏe.
Ngoài ra hạt vi nhựa cũng không tốt cho sức khỏe của chính chúng ta. Nếu chúng bị kẹt trong lợi (nướu) có thể trở thành môi trường cho vi khuẩn sinh sôi, gây ra viêm nhiễm.
Do đó bạn không nên dùng các sản phẩm kem đánh răng, sữa rửa mặt và các mỹ phẩm khác có hạt vi nhựa.
Bạn có biết lượng nước cần dùng để sản xuất một chiếc quần jeans có thể đủ cho 104 lần tắm vòi sen.
Do đó bạn không nên mua quá nhiều quần jeans. Hãy mua một chiếc quần jeans chất lượng tốt thay cho nhiều chiếc quần chất lượng kém.
Có một số thương hiệu thời trang đã ứng dụng các giải pháp công nghệ bền vững trong dây chuyền sản xuất, tức là tận dụng năng lượng sạch, thân thiện thân thiện với môi trường. Bạn có thể tìm hiểu trước khi mua quần áo.
3. Dùng cà phê viên nén
Cà phê viên nén có vẻ tiện lợi nhưng không tốt cho môi trường. Viên nén cà phê dùng vỏ nhựa tổng hợp hoặc vỏ nhôm. Nhựa tổng hợp hay nhôm đều là các tác nhân có hại cho môi trường.
Dù hiện tại chưa chiếm phần lớn thị trường nhưng sản phẩm này đang tăng trưởng không ngừng.
Bạn nên lựa chọn cà phê phin truyền thống để giảm rác thải và bảo vệ môi trường.
Bạn nên tránh lạm dụng các sản phẩm dùng một lần. Đũa dùng một lần và các loại đồ nhựa dùng một lần sẽ làm tăng lượng rác thải, gây thách thức cho môi trường, đi ngược với xu thế xanh của thế giới.
Bạn không nên đổ dầu ăn xuống bồn rửa bát hay bồn cầu vì nó sẽ gây tắc nghẽn đường ống cống. Chất béo sau khi được đổ xuống sẽ đông lại, trở nên cứng và dính rất chặt trong đường ống. Dù dội cách nào cũng không thể trôi.
Ngoài ra dầu ăn cũ đã qua sử dụng nếu khi bị đổ xuống cống có thể theo ống thoát nước thẩm thấu xuống nguồn nước ngầm dưới mặt đất, gây ô nhiễm nước sạch.
Do đó với dầu mỡ thừa sau khi chiên ào, nên cho chúng vào chai lộ có thể tái chế, đóng nắp thật kín rồi cho vào thùng rác.
Dù có hơi mất công nhưng rõ ràng đây là hành động bạn giúp con cháu mình sau này có nguồn nước sạch để sử dụng.
(Theo Bright Side)