Thay vì bình đẳng, thế giới cần sự công bằng.
Dù hai khái niệm này thường được sử dụng qua lại nhưng nó có một chút khác biệt về ý nghĩa. Bình đẳng là đối xử với mọi người như nhau, còn công bằng là cho mọi người thứ họ cần để thành công.
Dưới đây là 5 điểm giúp bạn thấy rõ sự khác biệt giữa bình đẳng và công bằng.
Mỗi người có điểm mạnh và điểm yếu riêng
Một kỳ thủ thi leo núi với một vận động dường như là một cuộc thi bình đẳng, vì cùng một ngọn núi, cùng một độ khó dành cho hai người. Nhưng thực tế cuộc thi đó sẽ không công bằng, vì vận động viên có sức chịu đựng tốt hơn. Còn nếu là một cuộc thi đấu về chất xám, kỳ thủ lại có thể giành ưu thế.
So sánh điểm yếu của người khác với điểm mạnh của mình hoặc người lại là điều cực kỳ độc hại và vô nghĩa.
Đối xử công bằng quan trọng hơn là đối xử bình đẳng
Trong một xã hội vốn đã không bình đẳng thì việc trao những cơ hội bình đẳng cho mọi người là không công bằng. Người mạnh và người yếu nên được hỗ trợ theo năng lực của họ. Ví dụ người ốm thì khác người khỏe mạnh. Đối xử bình đẳng với tất cả sẽ là sự bất công.
Bình đẳng là điều không bao giờ có được dù ở xã hội không tưởng
Đây là điều không tưởng với tất cả mọi người, không phải vì ta không thể tạo sự bình đẳng khi bắt đầu, mà là bình đẳng khi bắt đầu không đảm bảo kết quả cũng bình đẳng. Mặt khác, cố gắng làm mọi người được bình đẳng sẽ gây ra bất mãn trong xã hội.
Công bằng đem lại động lực cho con người, chứ không phải bình đẳng
Lấy ví dụ một nhà máy sản xuất đèn. Đối xử bình đẳng tức là trả lương cho mọi công nhận như nhau bất kể số lượng hay chất lượng sản phẩm họ làm được. Tức là nếu làm quá ít đèn người công nhân cũng sẽ không bị sa thải. Nếu một hệ thống như vậy được áp dụng tại nơi làm việc thì mọi nhân viên sẽ mất đi hứng thú với công việc, vì công sức lao động của họ không được coi trọng.
Hệ thống này trái ngược với hệ thống trả lương dựa trên số lượng và chất lượng sản phẩm.
Mọi người có thể chấp nhận sự bất bình đẳng miễn là có công bằng
Nhà tâm lý học Alex Shaw và Kristina Olson đã làm thí nghiệm kiểm tra giả thuyết này. Họ tập hợp một nhóm trẻ em tuổi từ 6 đến 8. Chúng được cho biết là hai cậu bé Dan và Mark đã dọn phòng cho chúng. Để ghi nhận công sức, Dan và Mark sẽ được trao thưởng những cục tẩy.
Các đứa trẻ được đưa cho 5 cục tẩy, vậy tức là không thể chia đều. Vậy là chúng quyết định ném cục tẩy thứ 5 đi thay vì chia không đều. Và mặc dù được nhắc là Dan và Mark sẽ không được cho biết người còn lại nhận bao nhiêu cục tẩy, đứa trẻ vẫn làm như vậy.
Nghe có vẻ đây là khát vọng về sự bình đẳng, nhưng thực tế nó phản ánh sự công bằng nhiều hơn. Những đứa trẻ làm vậy chỉ vì chúng nghĩ Dan và Mark đã nỗ lực ngang nhau khi dọn nhà. Nhưng đến khi hai nhà tâm lý học Shaw và Olson nói với chúng rằng Dan đã làm việc chăm chỉ hơn Mark, thì chúng sẽ thoải nái đưa cho Dan 3 cục tẩy, còn Mark chỉ được 2 cục tẩy. Điều này cho thấy chúng có thể chấp nhận sự bất bình đẳng, miễn là nó công bằng.
(Theo BS)