Ấm đun nước sau một thời gian sử dụng dễ bị đóng cặn, làm giảm khả năng trao đổi nhiệt, đun nước lâu sôi, ảnh hưởng hương vị của nước và còn gây hại cho sức khỏe.
Dưới đây là một số cách đơn giản giúp vệ sinh, tẩy cặn ấm siêu tốc dễ dàng ngay tại nhà.
Bạn có thể áp dụng phương pháp này với ấm điện chất liệu nhựa, thủy tinh, thép inox. Tuy nhiên không nên áp dụng với ấm chất liệu nhôm.
Phương pháp này phù hợp với mức độ đóng cặn trung bình.
Cách thực hiện:
- Cho 1 - 2 thìa axit citric vào 1 lít nước, trộn đều và đun sôi nước. Để lại nước trong ấm siêu tốc khoảng 15 - 20 phút để làm bong lớp cặn trên thành và đáy ấm.
- Sau đó, rửa sạch lại ấm nước bằng miếng bọt biển và nước
- Cho nước sạch vào đun cho sôi rồi đổ nước ra ngoài.
Phương pháp này có thể áp dụng với mọi loại ấm với mức đóng cặn trung bình.
Cách thực hiện:
- Pha dung dịch gồm 1 cốc nước với 1 thìa baking soda.
- Sau đó cho 2 cốc nước lọc và dung dịch baking soda vừa pha vào ấm siêu tốc.
- Đun sôi nước rồi để nguội.
- Sau đó, rửa sạch ấm bằng nước và miếng bọt biển.
Phương pháp này có thể dùng cho ấm thủy tinh và inox. Không dùng với ấm nhôm vì nhôm không chịu được tính axit ăn mòn của giấm. Ngoài ra bạn cũng không nên dùng với ấm siêu tốc nhựa.
Bạn có thể dùng cách này nếu ấm đóng cặn nhiều và lâu ngày.
Cách thực hiện:
- Cho 2 cốc nước vào ấm, đun sôi.
- Thêm 1 cốc giấm rồi để yên trong 1 giờ.
- Sau đó, đổ hết nước trong ấm ra, cho nước mới vào đun sôi rồi lại đổ ra, rửa cho sạch mùi.
Phương pháp này có thể dùng với ấm siêu tốc làm bằng chất liệu inox. Không dùng với chất liệu nhôm.
Phù hợp với mức độ đóng cặn trung bình.
Cách thực hiện:
- Mở chai nước soda ra và để bên ngoài 2 - 3 giờ cho hết gas.
- Sau đó rót 2 cốc soda vào ấm siêu tốc và đun sôi.
- Đợi nguội rồi đổ hết soda trong ấm ra, rửa sạch ấm.
- Lưu ý: Nên dùng đồ uống có màu nhạt hoặc không màu vì soda màu đậm có thể làm thay đổi màu sắc của ấm đun nước.
(Theo 5MC)