Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức dù đã nghỉ ngơi hợp lý và ăn uống lành mạnh, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường.
Cơ thể chúng ta có một lượng đường tự nhiên và cũng cần đường để cung cấp năng lượng. Tuy nhiên khi lượng đường vượt quá ngưỡng nhất định sẽ dẫn đến tăng đường huyết hay đường huyết cao (hyperglycemia).
Lượng đường trong máu cao có thể tổn thương các cơ quan và dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ hơn, tập thể dục và duy trì lối sống lành mạnh là điều quan trọng để kiểm soát bệnh tiểu đường.
Vì lượng đường trong máu cao khi để lâu không được điều trị có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của bạn.
Để phát hiện sớm bệnh tiểu đường để kịp thời điều trị trước khi quá muộn, hãy chú ý một số dấu hiệu bệnh tiểu đường có thể xuất hiện sớm.
Dưới đây là 4 dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường.
Khi lượng đường trong máu cao, thận không thể lọc đường bình thường, dẫn tới đường tích tụ trong nước tiểu. Điều này có thể khiến bạn phải đi thường xuyên hơn.
Nó cũng có thể gây ra nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm men.
Nếu bạn đi vệ sinh nhiều hơn bình thường, đó có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.
Khi bạn có đường huyết cao, cơ thể bạn có thể bất ngờ sút cân. Nguyên nhân là do cơ thể không thể sử dụng glcose hiệu quả để cung cấp năng lượng cho bạn.
Do đó nó phải đốt cháy chất béo trong cơ thể, dẫn tới giảm cân đột ngột.
Nếu bạn bỗng dưng sút cân dù không cố gắng giảm thì đó có thể là dấu hiệu bạn mắc bệnh tiểu đường.
Đường huyết cao có thể làm giảm thị lực của bạn. Nó có thể gây tác động tiêu cực tới sức khỏe mắt và tăng nguy cơ mất thị lực.
Đừng chủ quan nếu nhận thấy thị lực bất ngờ thay đổi, bạn nên đi khám bác sĩ ngay để được tư vấn.
Kháng insulin có thể dẫn đến sự xuất hiện của sắc tố da, đặc biệt là xung quanh cổ, quanh các khớp và chân.
Nếu thấy da bị sạm màu đột ngột, bạn nên đi khám bác sĩ để được tư vấn.
(Theo Times of India)