1. Hạt hạnh nhân
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Metabolism (Chuyển hóa) năm 2011, hạnh nhân giúp kiểm soát nồng độ glucose ở người mắc bệnh tiểu đường.
Hạnh nhân làm giảm stress oxy hóa - yếu tố chính gây ra bệnh tiểu đường và bệnh tim.
Ăn hạnh nhân cũng có thể đáp ứng nhu cầu magiê hàng ngày của bạn.
Cách ăn: Nên ăn 8-10 hạt hạnh nhân mỗi ngày ở dạng thô, không thêm muối.
2. Hạt óc chó
Hạt óc chó có hàm lượng calo cao nhưng không có bất kỳ tác động lớn nào đến trọng lượng cơ thể.
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Diabetes, Obesity and Metabolism (Tiểu đường, Béo phì và Chuyển hóa), ăn hạt óc chó mang lại cho bạn cảm giác no và giảm cảm giác thèm ăn các món khác.
Người ta cũng phát hiện ra rằng ăn hạt óc chó thường xuyên giúp giảm cân và giảm nồng độ insulin lúc đói.
Cách ăn: Nên ăn hạt óc chó thô, còn nguyên vỏ.
3. Hạt dẻ cười
Hạt dẻ cười chứa nhiều năng lượng nhưng lại là nguồn cung cấp protein và chất béo tốt, giúp bạn no lâu hơn.
Theo một nghiên cứu năm 2014 được công bố trên Tạp chí Review of Diabetic Studies (Nghiên cứu Bệnh tiểu đường), ăn hạt dẻ cười giúp cải thiện lượng đường trong máu ở những người bị bệnh tiểu đường.
Cách ăn: Nên tránh hạt dẻ cười rang muối. Có thể ăn 30 hạt dẻ cười mỗi ngày cunfg1 bát salad trái cây.
4. Hạt lạc (đậu phộng)
Hạt lạc (đậu phộng) là nguồn cung cấp protein và chất xơ dồi dào, rất có lợi cho những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Ăn hạt lạc hàng ngày không chỉ giúp giảm cân mà còn giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim.
Hạt lạc cũng kiểm soát lượng đường trong máu ở bệnh nhân tiểu đường và ngăn ngừa sự phát triển của bệnh tiểu đường ngay từ đầu.
Cách ăn: Có thể ăn 28-30 hạt lạc mỗi ngày.
5. Hạt điều
Ăn hạt điều thường xuyên giúp giảm huyết áp và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Hạt điều chứa ít chất béo hơn so với các loại hạt khác.
Hơn nữa, chúng không có tác động tiêu cực đến mức đường huyết hoặc cân nặng.
Cách ăn: Bạn có thể có một nắm hạt điều mỗi ngày.
(Theo Times of India)