3 lý do không nên cho trẻ đi mẫu giáo trước 3 tuổi, chia sẻ của một giáo viên mầm non

Mới đây, chia sẻ của một giáo viên mầm non về vấn đề không nên cho trẻ đi mẫu giáo trước 3 tuổi đã tạo nên hai luồng tranh luận trái chiều trong dư luận.

Nên cho trẻ đi mẫu giáo lúc mấy tuổi là quan tâm của nhiều bậc phụ huynh. Thực tế, ai cũng muốn cho con đi sớm một chút để cha mẹ có thể quay về với công việc, không phải nghỉ việc ở nhà trông con. Tuy nhiên, cho đi sớm lại thương con, sợ bé hay ốm vặt.

Theo lời của một cô giáo mầm non lớn tuổi thì cho trẻ đi mẫu giáo sớm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý trẻ. Khi trả lời phỏng vấn của một phóng viên tờ Sina, cô giáo này đã đặt ra một vấn đề có thể khiến bất kỳ phụ huynhn nào cũng phải suy nghĩ: "Anh có biết câu duy nhất một đứa trẻ chưa tròn 3 tuổi khi vào trường mầm non luôn miệng nói là gì không? Đó chính là câu: "Đi tìm mẹ đi!".

Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, cô giáo này cho rằng ở tuổi trước lên 3 đứa trẻ cần nhất vẫn là mẹ. Cô giáo dù có chu đáo, yêu thương đến đâu cũng không thể nào bù đắp được nhu cầu này của bé. Những xáo trộn tâm lý và thay đổi môi trường sống sẽ tác động nhiều mặt đến đứa trẻ.

Theo cô giáo, có 3 lý do không nên cho trẻ đi mẫu giáo trước 3 tuổi

Sức đề kháng kém, dễ bị ốm

Sức đề kháng của trẻ 3 tuổi non yếu hơn hẳn so với trẻ 4 tuổi, rất dễ lây nhiễm chéo ở lớp học. Thông thường, khi một trẻ trong lớp mắc bệnh, ho hắng hay bị sốt, một nửa số trẻ đã bị lây nhiễm, trẻ càng nhỏ càng dễ bị lây và bệnh càng khó hồi phục.

Khả năng tự chăm sóc bản thân kém

Khi đi mẫu giáo, con sẽ bắt đầu cuộc sống tự lập, xa rời sự chăm sóc của mẹ và học cách tự chăm sóc bản thân mình.

Tuy nhiên, ở độ tuổi lên 3, thường thì trẻ không thể tự chăm sóc cho mình được nhiều, trẻ còn vụng về, lóng ngóng. Những việc như ăn uống, đi vệ sinh đều cần cô giáo chăm sóc, thậm chí có bé còn cần cô giáo dỗ cho ngủ.

Lớp ít thì chục cháu, lớp nhiều thì đến 20, 30 cháu, giáo viên khó có thể chăm từng bé. Việc con tự dưng không còn được quan tâm như ở nhà sẽ khiến con gặp khó trong việc sinh hoạt cá nhân và ảnh hưởng cảm xúc, phá vỡ sự cân bằng nội tại bên trong bé.

Phát triển cảm xúc chưa hoàn thiện

3 tuổi là giai đoạn quan trọng để phát triển trí não như tự chủ và tăng nhận thức về bản thân, cảm xúc bắt đầu dao động và phụ thuộc rất nhiều vào người thân. Lúc này sự phát triển tinh thần còn non nớt và dễ xảy ra các vấn đề tâm lý.

Kết quả trực quan nhất là trẻ em đi học sớm có xu hướng chán học. Điều đó có phản tác dụng đối với những bậc cha mẹ muốn con mình giành chiến thắng ở vạch xuất phát mà để con đi học mẫu giáo quá sớm?

Bóp nghẹt trí tưởng tưởng và khả năng sáng tạo của trẻ

Ở độ tuổi lên 3, não bộ của bé đang phát triển mạnh mẽ nhất, sức tưởng tưởng và trí sáng tạo của một đứa trẻ có thể đem đến rất nhiều điều đáng kinh ngạc. Các bé được gởi đến trường nhất thiết đòi hỏi nơi đó phải là một môi trường mở để trẻ được tự do khám phá và tiêu hao năng lượng bên trong cơ thể.

Nhưng tiếc thay, hiện nay vì nhiều phụ huynh chỉ mong muốn con mình học được nhiều hơn ở trường nên thể theo yêu cầu, nhiều nơi đã sớm lên kế hoạch giáo dục vào khuôn khổ từ rất sớm.

Một thí nghiệm của Viện tâm lý học ở Đài Loan đã chứng minh được tác hại của sự giáo dục vào khuôn khổ khi còn quá sớm. Một nhóm trẻ được chia nhỏ làm hai, một nhóm đi mẫu giáo và nhóm còn lại ở nhà. Họ đưa đề tài cho các bé vẽ những bức tranh theo ý thích.

Hai tuần sau, họ lại cho đề bài y hệt. Kết quả, ở lần vẽ đầu tiên và thứ hai, nhóm đi học cho ra sản phẩm y hệt nhau. Nhưng cũng nền tảng đó, nhóm không đi học cho ra những tác phẩm hoàn toàn khác biệt.

Một thí nghiệm nhỏ đã cho thấy hệ quả bóp nghẹt sức sáng tạo và trí tưởng tượng của trẻ khi được cho đi học quá sớm.

Cho trẻ đi mẫu giáo muộn là một món quà để trẻ lớn lên

Về câu hỏi khi nào đi học mẫu giáo là tốt nhất cho trẻ, thì một năm sau đó là tốt nhất để trẻ đến trường. Theo đó, bố mẹ cần làm một số việc để hỗ trợ con:

- Đồng hành để trẻ thêm an tâm: Hình thành cảm giác an toàn vững chắc khi trí óc tiếp tục trưởng thành. Để con biết rằng đi học mẫu giáo sẽ có thêm nhiều điều tốt, bố mẹ vẫn luôn yêu thương con dù có lúc không ở bên.

- Để con khôn lớn tự nhiên và kích thích sự tò mò của trẻ mầm non: Cho con đi mẫu giáo khi con sẵn sàng, con sẽ cảm thấy vui và “tự nguyện” đến lớp vì chính bản thân mình thay vì bị bố mẹ ép đi.

- Tăng cường phát triển thể chất và tâm lý: Sức đề kháng thể chất của trẻ 4 tuổi đã được nâng cao, trí não của trẻ cũng trưởng thành hơn. Vào trường mầm non lúc này là một khởi đầu rất tốt cho bản thân, bố mẹ và thầy cô.

Theo một số cuộc khảo sát cho thấy trẻ em đi mẫu giáo khi 3 tuổi sẽ có cảm xúc phụ thuộc vào cha mẹ nhiều hơn. Các thói quen được phát triển ở nhà ở nhà trẻ có thể không được duy trì do sợ hãi. Nếu tình trạng này kéo dài trong 2-3 tháng, cha mẹ nên cân nhắc việc đưa trẻ về nhà trước và giúp trẻ vượt qua giai đoạn lo lắng.

Tuy nhiên, khi trẻ được 2,5 - 3 tuổi sẽ rất háo hức giao tiếp, lúc này nếu trẻ có kỹ năng xã hội tốt thì việc cho đi nhà trẻ cũng không có vấn đề gì. Đi nhà trẻ sớm hay muộn còn tùy thuộc vào khả năng riêng của từng trẻ.

Thạch Thảo/giadinhmoi.vn

Tin liên quan