Mùa đông, 2 bộ phận trên người trẻ lạnh chứng tỏ cả người lạnh, suốt ngày ho, viêm phổi

Mùa đông, nếu mẹ sờ thấy hai bộ phận dưới đây trên người bé lạnh, chứng tỏ cả người bé đang bị lạnh, dễ gây ho hắng, viêm phổi.

Mùa đông rét mướt, việc giữ ấm cho trẻ luôn được người lớn đặc biệt quan tâm. Nhiều cha mẹ vẫn nghĩ rằng, cứ mặc thật nhiều áo cho con là đủ, tuy nhiên nếu sờ thấy 2 bộ phận này của con bị lạnh, điều đó có nghĩa là cơ thể đã rất lạnh và bé sẽ dễ bị ốm.

1. Phần gáy chạy dọc xuống sống lưng

Nếu muốn biết con có lạnh không, mẹ có thể dùng tay chạm vào cổ chạy dọc sống lưng của bé, nếu thấy lạnh mẹ nên mặc thêm quần áo cho con càng sớm càng tốt để con không bị ốm

Tuy nhiên nếu như khu vực này của bé có cảm giác ấm nóng và ẩm ướt, tức là bé mặc nhiều quần áo và bị ra mồ hôi, sau khi mồ hôi bay hơi thì nhiệt độ cơ thể bé sẽ giảm xuống, rất dễ bị ốm. Lúc này mẹ nên giảm bớt quần áo cho bé.

Mùa đông, 2 bộ phận trên người trẻ lạnh chứng tỏ cả người lạnh, suốt ngày ho, viêm phổi 0

2. Chân bị lạnh

Trẻ con thường rất ghét phải đi tất, cứ đi vào lại cởi ra. Tuy nhiên, mẹ cần nhớ rằng, bàn chân chính là bộ phận cần được giữ ấm, nhất là khi thời tiết lạnh vào mùa đông. Bởi nếu bàn chân của con bị lạnh giá, tức là toàn thân bé sẽ lạnh hơn và rất dễ ốm.

Nguyên nhân là do bàn chân có nhiều dây thần kinh của cơ thể. Nếu lưu thông máu không thông suốt, máu chảy ngược về lòng tim sẽ chậm lại. Chính vì vậy mà bàn chân của trẻ sẽ mát so với các bộ phận khác của cơ thể. Và đây chính là nguyên nhân vì sao đôi bàn chân bé lạnh là cực kì nguy hiểm.

3 bộ phận của bé mát mẻ sẽ tốt, không cần lo

Trán

Trán mát tức là thân nhiệt của bé đang bình thường. Trán là nơi nhiệt lượng cơ thể tỏa ra, trán mát mẻ tức là thân nhiệt của trẻ ở mức bình thường. Ngược lại, nếu như mẹ chạm vào thấy trán bé nóng, rất có thể bé đã bị sốt.

Mùa đông, 2 bộ phận trên người trẻ lạnh chứng tỏ cả người lạnh, suốt ngày ho, viêm phổi 1

Bàn tay

Bàn tay là bộ phận thường tiếp xúc với bên ngoài quần áo, vì vậy trong môi trường lạnh sẽ tự nhiên bị lạnh khi tiếp xúc với nhiệt độ bên ngoài. Vì vậy, nếu như mẹ sờ thấy tay con mát lạnh thì cũng không cần lo lắng quá.

Mông

Đây là bộ phận có thân nhiệt khá thấp so với các phần khác của cơ thể. Và nếu như mẹ chạm vào thấy phần này của con mát lạnh thì cũng không lo bé bị ốm vì cảm lạnh.

Thạch Thảo

Tin liên quan

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính