3 giai đoạn phát triển của thai nhi mẹ bầu cần nắm vững
Thai nhi bình thường phát triển theo 3 giai đoạn và trong mỗi giai đoạn từng cơ quan sẽ được hình thành và phát triển, hoàn thành khi trẻ chuẩn bị chào đời.
1. Giai đoạn thứ nhất: Từ 0 – 15 tuần
Trứng thụ tinh vừa phân chia tế bào vừa tiến về phía tử cung, chui vào làm tổ trong nội mạc tử cung tạo thành phôi thai.
Từ tuần thứ 6 xuất hiện dấu hiệu của tim thai.
Tuần thứ 7 hình thành đầu và thân, dần phát triển dáng dấp con người trở thành “thai nhi” với xương, cơ, hình thành nội tạng.
Cuối kỳ: chiều dài thai chừng 10 cm. Cân nặng khoảng 70 - 100 gram.
2. Giai đoạn thứ 2: Từ 16 – 27 tuần
Thai nhi nhận được chất dinh dưỡng và oxy của mẹ qua rau thai, dần dần phát triển, cử động linh hoạt hơn.
Bắt đầu cảm nhận được những kích thích với cơ thể và nghe được âm thanh bên ngoài.
Dần hình thành bộ phận sinh dục, hình thành chu kỳ thức ngủ.
Cuối kỳ: các giác quan phát triển, có thể điều khiển cơ thể theo ý mình (tay cầm nắm), mắt nhắm mắt mở thậm chí cảm nhận được cả ánh sáng. Chiều dài từ 30-37 cm. Cân nặng khoảng 1000gram.
3. Giai đoạn thứ 3: Từ 28 – 40 tuần
Kích cỡ gần bằng em bé sơ sinh, chức năng phổi hoàn thiện, xương gần hoàn thiện, có khả năng thích ứng với môi trường.
Đến những tuần cuối, chức năng tất cả các cơ quan hoàn thiện. Chiều dài chừng 50 - 52 cm. Cân nặng khoảng 3000 gram.
Sự hình thành và phát triển của thai nhi trong bụng mẹ là một quá trình dài và cần được theo dõi chặt chẽ. Để theo dõi thai kì hiệu quả và đảm bảo các giai đoạn diễn ra bình thường, các mẹ bầu nên thường xuyên khám thai định kỳ và thực hiện theo đúng lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa.
* Tài liệu tham khảo: Cẩm nang Hành trình Mang thai và nuôi con mạnh khỏe (Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế)