Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Mẹ bầu mang thai to là dấu hiệu đáng mừng hay đáng lo?

Bình luận

Nhiều mẹ bầu tăng cân rất nhanh trong thời kỳ mang thai. Vậy việc mẹ bầu mang thai to là dấu hiệu đáng mừng hay đáng lo?

Thai to là một thuật ngữ y khoa để chỉ những trường hợp trẻ sơ sinh có cân nặng lớn hơn nhiều so với cân nặng trung bình theo tuổi thai.

Theo Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ, trẻ sinh ra có cân nặng trên 4 kg được gọi là thai to.

Các bác sĩ BV Sản Nhi Nghệ An khuyến cáo, thai to không hẳn là điều đáng mừng bởi tình trạng này ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ vàn em bé trong cả thai kỳ lẫn quá trình sinh nở.

Có nhiều yếu tố của mẹ trong thai kỳ có thể dự đoán nguy cơ thai to như:

- Mẹ có đái tháo đường trước hoặc trong khi mang thai, đặc biệt khi đường huyết không được kiểm soát tốt.

- Mẹ tăng cân nhiều vượt chuẩn trong thai kỳ.

- Mẹ béo phì, rối loạn lipid máu.

- Tiền căn sinh con trên 4 kg trước đây.

Mẹ bầu mang thai quá to có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và em bé. Ảnh minh họa

Mẹ bầu mang thai quá to có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và em bé. Ảnh minh họa

Thai to gây cho mẹ nguy cơ gì?

- Tổn thương đường sinh dục mẹ. Đôi khi các tổn thương này rất nghiêm trọng và khó phục hồi hoàn toàn.

- Vỡ tử cung.

- Băng huyết sau sinh.

- Chuyển dạ kéo dài hoặc mổ lấy thai.

- Nhiễm trùng sau sinh.

- Tai biến có thể gặp ở trẻ sơ sinh.

- Kẹt vai trong lúc sinh.

- Gãy xương, tổn thương đám rối thần kinh cánh tay.

- Thai to cũng làm tăng nguy cơ trẻ hít phân su, hạ đường huyết, rối loạn chuyển hóa, đa hồng cầu, vàng da, suy hô hấp cấp sau sinh

- Ngoài ra, trẻ cũng tăng nguy cơ thừa cân, béo phì hoặc mắc phải đái tháo đường và các rối loạn chuyển hóa trong tương lai.

Điều trị như thế nào?

- Quản lý một thai kỳ có nguy cơ thai to chủ yếu tập trung vào việc lập kế hoạch theo dõi, kiểm soát cân nặng và can thiệp nhằm giảm tỉ lệ biến chứng trong thời gian mang thai, trong lúc sinh và sau sinh. Mẹ bầu nên được theo dõi thai kỳ tại một cơ sở y tế chuyên khoa phụ sản.

- Điều trị đái tháo đường: Bằng cách điều chỉnh lối sống với một chế độ ăn lành mạnh, tập luyện phù hợp và sử dụng thuốc để ổn định đường huyết nếu cần.

- Tốt nhất, phụ nữ thừa cân, béo phì nên giảm về mức cân nặng chuẩn trước khi mang thai. Nếu không, mẹ bầu thừa cân, béo phì nên điều chỉnh chế độ ăn và tập luyện với mục tiêu tăng cân theo khuyến nghị.

- Lựa chọn biện pháp sinh mổ nếu cân nặng thai nhi ước tính trên 4 kg.

- Trẻ sơ sinh trên 4 kg nên được theo dõi sát và điều trị các vấn đề sau sinh như hạ đường huyết, vàng da, suy hô hấp, rối loạn chuyển hóa, gãy xương…

Bạn đang xem bài viết Mẹ bầu mang thai to là dấu hiệu đáng mừng hay đáng lo? tại chuyên mục Mang thai của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].
An An