Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Dấu hiệu mang thai chị em nào cũng cần biết để chăm sóc bản thân tốt hơn

Bình luận

Việc nhận biết các dấu hiệu mang thai sớm là vô cùng quan trọng giúp chị em chủ động hơn trong việc chăm sóc khỏe và chuẩn bị kế hoạch chào đón thiên thần nhỏ. Vậy, dấu hiệu nào giúp nhận biết sớm khi mang thai?

Dấu hiệu sớm nhất báo hiệu bạn có thể có thai là chậm kinh. Do vậy, nếu trước đó có quan hệ tình dục mà tháng này có chậm kinh, chị em nên nghĩ mình có thể đã mang thai.

Muộn hơn một chút, chị em có thể thấy những dấu hiệu nghén như buồn nôn, nôn, thay đổi khứu giác, vị giác, thèm ăn những thức ăn lạ mà mọi khi không bao giờ thèm…

Buồn nôn, nôn là những dấu hiệu mà nhiều chị em gặp phải khi mang thai. Ảnh minh họa

Buồn nôn, nôn là những dấu hiệu mà nhiều chị em gặp phải khi mang thai. Ảnh minh họa

Để xác định có mang thai hay không, chị em có thể đến khám ở cơ sở y tế hoặc đơn giản là mua que thử thai về tự thử.

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại que thử thai với giá rẻ và độ chính xác khá cao, chị em chỉ cần làm theo hướng dẫn ghi trên bao bì, nếu que nổi lên hai vạch, rất có thể bạn đã có thai.

Khi mang thai, cơ thể người mẹ có nhiều thay đổi, khiến các bà, các cụ thời xưa thường có câu "nhìn mặt biết bầu". Sự thay đổi cơ thể của người mẹ diễn ra như sau:

- Từ 0 – 15 tuần

  • Ban đầu nhiệt độ cơ thể hơi tăng, buồn ngủ, bầu ngực căng, đầu vú sẫm màu. Có thể ra vài giọt máu thẫm màu (giống máu kinh nguyệt). Xuất hiện dấu hiệu nghén. Nếu sử dụng que thử thai sẽ có kết quả dương tính.
  • Tiếp theo, vóc dáng mẹ tròn trịa dần, tuyến sữa phát triển, bầu ngực to lên.
  • Bụng to lên, tử cung to tương đương kích thước đầu em bé.
Khi mang thai, bụng người mẹ bắt đầu to lên, vóc dáng mẹ tròn trịa dần. Ảnh minh họa

Khi mang thai, bụng người mẹ bắt đầu to lên, vóc dáng mẹ tròn trịa dần. Ảnh minh họa

- Từ 16 – 27 tuần

  • Huyết áp của mẹ hơi tăng chút ít.
  • Tay chân dễ bị phù nề, cơ thể gầy, ợ hơi, ăn chóng no.
  • Dễ bị giãn tĩnh mạch, nhiều vết rạn da
  • Dạ dày, ruột bị tử cung chèn ép, gây tức bụng
  • Âm đạo và cổ tử cung mềm ra, dịch tiết âm đạo tăng lên
  • Dễ đau xương khung chậu và khớp mu
  • Tuyến sữa phát triển, có thể có sữa non

- Từ 28 – 40 tuần

  • Bụng căng tròn, vị trí của tử cung tụt xuống thấp, có thể mẹ bầu sẽ đau hoặc tê phần đùi hoặc phần thắt lưng.
  • Bàng quang bị chèn nên đi tiểu thường xuyên hơn
  • Dịch tiết âm đạo tăng lên
  • Cuối kỳ có dấu hiệu “sụt bụng”
  • Xuất hiện các dấu hiệu chuyển dạ như đau bụng từng cơn, ra chất nhầy hồng

* Tài liệu tham khảo: Cẩm nang Hành trình Mang thai và nuôi con mạnh khỏe (Vụ Sức khỏe Bà mẹ -  Trẻ em)

Bạn đang xem bài viết Dấu hiệu mang thai chị em nào cũng cần biết để chăm sóc bản thân tốt hơn tại chuyên mục Mang thai của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].
An An