Trận Olympic Việt Nam - Hàn Quốc: Cần làm gì tránh nguy cơ khan tiếng suốt đời do hò hét?

Chuyên gia khuyến cáo, sau khi cổ vũ hết mình trong các trận bóng đá, không ít cổ động viên gặp vấn đề với thanh quản như khan tiếng, mất tiếng, đau rát họng.

Trong trận đấu đua vé vào chung kết chiều nay 29/8 giữa đội tuyển Việt Nam - Hàn Quốc, nhiều người hâm mộ khó tránh hiện tượng trên.  

Cổ động viên Việt Nam luôn cổ vũ hết mình cho đội bóng nước nhà. Điều đáng nói, hò hét quá nhiều có thể gây ra bệnh lý về họng, thanh quản

Điều đáng nói, nguy cơ tái bệnh do hò hét quá nhiều có thể dẫn tới bệnh lý như nhược cơ dây thanh hoặc biến đổi giọng. Vậy người hâm mộ nên làm gì để tránh khan tiếng, mất tiếng, đau rát họng kéo dài sau cuộc vui.

Ths. Bs Trần Hữu Thắng, Trưởng khoa Cấp cứu B7, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương cho biết, khi người hâm mộ hò hét, kết hợp với uống đồ lạnh (rượu, bia ướp lạnh, nước đá...) hay đồ uống có cồn nhiều có thể dẫn tới hiện tượng viêm họng, viêm amidan, hoặc nặng nhất là viêm phù nề họng và hạ họng.

Cụ thể là viêm phù nề sụn nắp thanh thiệt và viêm phù nề sụn phễu. Khi bị rơi vào tình trạng viêm phù nề sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy đau, vướng khi nuốt nước bọt và khàn tiếng.

Những trường hợp trên nếu như không vào viện điều trị kịp thời có thể gây những biến chứng như: Apxe vùng cổ, áp xe vùng họng, nhược cơ dây thanh nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn tới tái phát bệnh thường xuyên hơn hoặc khàn tiếng suốt đời. 

Để cải thiện vấn đề trên thì nguyên tắc là phải điều trị bằng thuốc theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Tùy bệnh có thuốc điều trị khác nhau. Trong đó, có thuốc kháng sinh, thuốc chống nhược cơ, chống viêm chống phù nề và thuốc khí dung. 

Nhưng trên thực tế, người hâm mộ vẫn có thể thoải mái bày tỏ cảm xúc của mình cùng trái bóng lăn mà vẫn chủ động ngăn ngừa các triệu chứng đau rát họng, khan tiếng bằng những mẹo nhỏ dễ làm sau:

Ngậm/ súc miệng bằng nước muối ấm trị ngứa cổ họng hiệu quả

Phương pháp tự nhiên này giúp bạn khỏi ngứa cổ họng hay cổ họng bị kích ứng quá mức. Muối có thể giúp diệt khuẩn, vì vậy, khi bạn súc miệng bằng nước muối có thể giảm đau cổ họng và chống được nhiễm trùng. Hãy lấy muối pha với nước ấm loãng để súc miệng một ngày 3 lần, mỗi lần 30 giây để giảm thiểu tình trạng bệnh nhanh chóng.

Trị bệnh bằng trà chanh mật ong

Mật ong có chứa nhiều vitamin giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch và chống nhiễm trùng hiệu quả. Chanh giúp màng nhầy trong cổ họng co lại, tan đờm. Vì vậy, thức uống này giúp bạn giảm ho, ngứa cổ họng.

Cách làm: Pha mật ong với một cốc nước ấm cùng một nửa quả chanh vắt. 

Gãi tai làm giảm ngứa cổ họng

Khi xuất hiện triệu chứng ngứa cổ họng, bạn có thể xử trí nhanh bằng cách gãi vào tai. Khi các dây thần kinh ở tai bị kích thích, nó sẽ tạo ra một số cơn co thắt trong cổ họng, giảm triệu chứng ngứa.

Ngậm tỏi sống

Tỏi có chứa rất nhiều allicin, một kháng sinh rất mạnh, giúp tiêu diệt virus và vi khuẩn. Để giảm cảm giác đau rát, ngứa cổ họng, bạn có thể ngậm tỏi sống trong khoảng 5-10 phút.

Sử dụng viên ngậm ho

Hiện nay, có một số sản phẩm thuốc ho bào chế từ các thảo dược thiên nhiên có công dụng tiêu đờm, sát trùng họng, trị khản tiếng, ngứa rát cổ họng, viêm đau họng hiệu quả như thuốc ho bổ phế Nam Hà viên ngậm rất tiện dụng. Vì thế, bạn chỉ cần sắm sẵn vỉ ngậm ho là thoải mái hò reo không lo mất giọng.

Hồng Ngọc/giadinhmoi.vn

Tin liên quan