Lễ Thất Tịch năm 2022 là ngày nào, diễn ra vào thứ mấy. Ngày lễ Thất Tịch có ý nghĩa gì?
Nguồn gốc ngày lễ Thất Tịch
Ngày lễ Thất Tịch có nguồn gốc từ Trung Quốc. Ngoài tên gọi là "lễ Thất Tịch" ra thì ngày lễ này còn được nhiều người gọi là "lễ tình nhân của người châu Á".
Lễ Thất tịch được gắn liền với một câu chuyện cổ tích và đã có từ rất lâu là Ngưu Lang Chức Nữ hay còn có tên gọi khác theo ngôn ngữ Việt Nam là Ông Ngâu Bà Ngâu.
Ngưu Lang là vị thần chăn trâu vì say mê Chức Nữ là một tiên nữ dệt vải. Ngưu Lang đã để trâu đi vào cung điện nên đã bị Ngọc Hoàng phạt cả 2 phải ở xa cách nhau và chỉ được gặp vào ngày 7 tháng 7 âm lịch.
Năm 2022 ngày lễ Thất Tịch là ngày nào, thứ mấy
Năm 2022, ngày Lễ Thất Tịch 7/7 (âm lịch) sẽ diễn ra vào thứ 5, ngày 4/8/2022 (dương lịch)
Ý nghĩa ngày lễ Thất Tịch
Với nguồn gốc câu chuyện về tình yêu cảm động như vậy, nên ngày mồng 7 tháng 7 Âm lịch dần trở thành ngày lễ tình nhân của phương Đông.
Ngày lễ Thất Tịch tại Nhật Bản được gọi là lễ Tanabata. Vào ngày này, người Nhật sẽ viết mong ước của mình vào những mảnh giấy đầy màu sắc Tanzaku rồi treo lên cành trúc trước cửa nhà để cầu mong may mắn, vụ mùa bội thu và sự thịnh vượng. Các bạn trẻ cũng tới các đền thờ trong ngày lễ Tanabata để cầu nguyện, mong tìm được ý trung nhân.
Tại Hàn Quốc, lễ Thất Tịch còn được gọi là lễ Chilseok, được biết đến như là lễ hội để thưởng thức đồ ăn làm từ lúa mì. Ngoài ra, vào ngày này, người Hàn Quốc sẽ tắm với mong muốn đem lại một sức khỏe tốt.