Thất tịch là ngày gì? Sự thật về trào lưu ăn chè đậu đỏ ngày lễ Thất tịch

Ngày Thất tịch đôi khi còn được gọi là lễ tình nhân của phương Đông. Vào dịp Thất tịch, nhiều người rủ nhau ăn chè đậu đỏ để cầu tình duyên vì cho rằng đây là truyền thống của ngày lễ này.

Thất tịch là ngày gì?

1-8

Lễ Thất tịch (tiếng Trung: 七夕节)  hay còn gọi là Tết Ngâu, Ngày Ông Ngâu Bà Ngâu, theo văn hóa phương Đông, (Châu Á), lễ được tổ chức ngày 7 tháng 7 âm lịch.

Ngày lễ này đôi khi được gọi là ngày lễ tình nhân của phương Đông.

Lễ Thất tịch gắn với câu chuyện Ngưu Lang Chức Nữ hoặc vợ chồng Ngâu với nhiều dị bản.

Theo truyền thuyết, sau một năm xa cách, cứ đến ngày này hằng năm, Ngưu Lang và Chức Nữ được gặp nhau bên cầu Ô Thước.

Sự tích Ngưu Lang Chức Nữ hay ông Ngâu bà Ngâu tồn tại để giải thích về hiện tượng mưa ngâu vào tháng 7 âm lịch.

Thất tịch 2022 ngày nào, thứ mấy?

le-that-tich-2022

Lễ Thất tịch diễn ra vào ngày 7/7 âm lịch hàng năm. Năm 2022, Thất tịch rơi vào ngày 4/8 dương lịch, tức thứ 5.

Thực hư 'tục' ăn chè đậu đỏ ngày Thất tịch

che-dau-do-that-tich

Vài năm gần đây, giới trẻ Việt bỗng rộ trào lưu ăn chè đậu đỏ dịp lễ Thất tịch để cầu duyên, "thoát ế" vì cho rằng đây là truyền thống ngày lễ Thất tịch.

Tuy nhiên, đây không phải tục cổ của ngày lễ này mà chỉ là một tin giả, do sự nhầm lẫn của một blogger chuyên đăng tải các bài viết về Hoa ngữ tên Q.A.

Trong văn học Trung Quốc, hồng đậu tượng trưng cho tương tư do bài thơ "Tương tư" của Thi Phật Vương Duy thời Đường:

"Hồng đậu sinh nam quốc

Xuân lại phát kỉ chi.

Nguyện quân đa thái hiệt

Thử vật tối tương tư."

(Dịch thơ:

Đậu hồng sinh ở nước nam,

Xuân về trổ hạt trăm ngàn cành xiêu.

Mong người thương hái cho nhiều,

Bao nhiêu hạt đậu, bấy nhiêu hạt tình.)

Tuy nhiên hồng đậu trong bài thơ này không phải hạt đậu đỏ dùng để nấu chè của Việt Nam.

"Hồng đậu" trong thơ của Vương Duy

Đậu đỏ bản địa của Việt Nam có 2 loại là xích tiểu đậu (hạt nhỏ, sắc nhạt) và đậu thận, còn gọi là yêu đậu (hạt to dài, sắc thâm).

Còn hồng đậu của Trung Quốc là loại hạt của cây hồng đậu (còn gọi là "tương tư tử"), có độc tính, không ăn được. Loài này giống hạt cườm cườm, có thể xâu thành dây đeo.

Ở  nước ta, lễ Thất Tịch vốn chỉ được tổ chức trong phạm vi người Hoa, hiện giờ cũng du nhập ý nghĩa lễ tình nhân từ Trung Quốc, nhưng tục truyền thống không coi trọng và không có món ăn đậu đỏ.

Nếu bạn thử tìm kiếm các phong tục về ăn uống của Trung Quốc, thì lễ Thất Tịch cũng có một số món khác nhau tùy từng địa phương, nhưng không hề có món đậu đỏ.

Hoàng Nguyên (t/h)

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính