Những ai không nên ăn cà pháo?

Cà pháo là món ăn truyền thống trong mâm cơm gia đình Việt. Không những ăn ngon miệng, nếu biết sử dụng, cà pháo còn trở thành những vị thuốc giúp nhuận tràng, lợi tiểu, trị thũng thấp độc, ho lao,...

Theo Sức khỏe và Đời sống, Đông y gọi quả cà là di tử hay giả tử, ải qua. Dân gian còn gọi là cà ghém, cà pháo, cà muối.

Ăn cà pháo có tốt không?

Cà pháo vị ngọt, tính hàn, có tác dụng tán huyết, tiêu viêm, chỉ thống, nhuận tràng, lợi tiểu, trị thũng thấp độc, trừ hòn cục trong bụng, ho lao.

Dưới đây là một số lưu ý khi ăn cà pháo theo Lương y Hoàng Duy Tân:

- Do cà pháo tính hàn (thậm chí rất hàn), vì vậy kiêng dùng đối với người hư hàn.

- Cần thận trọng khi phối hợp với các thức ăn hàn, nên ăn kèm các gia vị có tính ôn như: tỏi, ớt, sả… 

- Người mới đau dậy, suy nhược không nên ăn cà.

- Cà không nên ăn sống.

- Cà pháo tính hàn, hơi độc, ăn nhiều có thể bị đau bụng và sinh cố tật.

- Người bị bệnh tăng nhãn áp không dùng.

- Cây cà gai hoa tím có hình dáng tương tự như cây cà gai hoa trắng, chỉ khác là hoa màu tím. Quả màu vàng đổi sang màu đỏ khi chín. Quả này không ăn. Đã có khá nhiều trường hợp ngộ độc do nhầm lẫn với loại trên.

- Dân gian thường nói: “Một quả cà bằng 3 thang thuốc”, có lẽ chỉ hợp với cà sống (chưa chín) vì trong cà sống có solanin độc.

Không nên ăn cà sống

Quả cà chưa chín có nhiều solanin hơn quả chín. Kinh nghiệm lâm sàng cho thấy ăn cà muối không bị nhức mỏi, có lẽ muối chua làm giảm độc tính.

Hoàng Nguyên/giadinhmoi.vn

Tin liên quan