Người già có thể hiến mô/tạng được không?

Hỏi: Xin cho biết những người già sau khi qua đời hoặc chết não có thể hiến mô, tạng được không? Đến độ tuổi nào thì không thể hiến được nữa?

Trung tâm điều phối ghép tạng Quốc gia cho biết: Cơ thể con người có tới hơn 18 cơ quan trong có thể được sử dụng để cấy ghép, cứu người như tim, gan, thân, phổi, mô... Và, một người chết não có thể cứu sống hàng chục người khác.

Những người cao tuổi cũng có thể hiến một phần mô, tạng (gan, thận, giác mạc…) sau khi chết, chết não. Ở nhiều nước trên thế giới, những người cao tuổi có thể hiến giác mạc, hiến thận…. Tại Việt Nam, cũng có rất nhiều trường hợp cao tuổi hiến giác mạc. Điển hình là cụ bà Phạm Thị Nhẫn (93 tuổi), giáo dân ở xã Cồn Thoi, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình đã hiến giác mạc mang lại ánh sang cho 2 người khác vào tháng 7/2017.

Đông đảo phật tử hiểu ý nghĩa của việc "Cho đi là còn mãi" nên tình nguyện đăng ký hiến tạng

Tuy nhiên, theo quy định của Pháp luật hiện hành, Luật pháp Việt Nam không cho phép lấy tạng ở người dưới 18 tuổi. Về khía cạnh chuyên môn, một số người có một số bệnh không nên lấy tạng ghép cho người khác. Ví dụ: bệnh nhân ung thư da không lấy được tạng. Lấy thận của bệnh nhân ung thư gan để ghép cho người khác thì có rủi ro, vì có thể trong thận họ cũng có tế bào ung thư.

Hay các bác sỹ cho biết, một số người bị suy nhiều bộ phận quá cũng không được ủng hộ trong việc lấy tạng để ghép.

Loại bỏ những yếu tố nguy cơ trên thì mọi trường hợp khi có người thân rơi vào tình trạng chết não hoặc chết, gia đình muốn hiến tặng mô/ tạng có thể liên hệ tới số điện thoại hotline của Trung tâm điều phối ghép tạng Quốc gia:

091.5060550 (24/24h) hoặc  giờ hành chính: 024.39386693

Địa chỉ: 40 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội: Phòng 230 - Tầng 2, nhà C2, Bệnh viện Việt Đức

Thanh Hoa/giadinhmoi.vn