Một trong những nghệ thuật dọn dẹp nhà cửa hiệu quả nhất giúp bạn loại bỏ những món đồ không cần thiết và sắp xếp đồ dùng ngăn nắp chính là phương pháp KonMari của người Nhật.
Gia Đình Mới sẽ hướng dẫn độc giả cách dọn dẹp nhà cửa theo nguyên tắc của phương pháp KonMari.
Tác giả của phương pháp KonMari là Marie Kondo, 33 tuổi, ở Tokyo. Công việc chính của cô là giúp người khác "sắp xếp cuộc sống".
Về căn bản, theo nguyên tắc này thì luôn có một ngôi nhà hoàn hảo cho chính bạn. Dù đó là căn hộ cho thuê hay một căn nhà không ưng ý với bạn thì bạn vẫn có thể biến nó trở nên thoải mái nhất có thể.
Dưới đây là những nguyên tắc để dọn dẹp nhà cửa theo phương pháp của Marie Kondo:
- Đừng bắt tay dọn dẹp khi chưa vứt hết đồ không cần thiết đi. Cứ 1 tháng rưỡi đến 2 tháng hãy rà soát và loại bỏ hết những món đồ không cần thiết một lần.
- Đánh giá các món đồ theo mức đồ thoải mái mà nó mang đến cho bạn. Ví dụ, bạn chắc chắn không cần đến một món đồ ở góc sâu tủ quần áo mà chỉ mang lại cho bạn những kỷ niệm đẹp. Nếu bạn nghĩ nên giữ lại nó để "phòng khi..." thì đây không phải ý tưởng hay một chút nào. Hãy quyết định nhanh và đừng lăn tăn với những món đồ không cần thiết.
- Đừng đo đạc các món đồ bằng những kỷ niệm, vì kỷ niệm sẽ không biến mất nếu bạn vứt bỏ món đồ nào đó như một cái đĩa cũ, chiếc váy đã mặc nhiều năm, chiếc xe xem phim đầu tiên, hay một khung ảnh cũ kỹ nhiều năm trước.
- Phân loại đồ đạc không theo các phòng mà theo nhóm. Thứ tự phân loại đồ vật để dọn dẹp như sau: Quần áo > Sách vở > Tài liệu > Đồ tạp loại > Những thứ có giá trị về tinh thần.
- Đừng để ngăn kéo quá đầy. Những thứ bị che khuất khỏi tầm mắt bạn thường xuyên sẽ không bao giờ được bạn dùng đến. Vậy nên hãy để chúng có không gian.
- Sắp xếp đồ đạc theo cách để bạn có thể nhìn thấy chúng. Ví dụ trong ngăn tủ, hãy sắp đồ theo chiều thẳng đứng thay vì chồng đống mọi thứ, kể cả quần áo.
- Tạo một "vùng năng lượng", ở đó bạn có thể tận hưởng chút thời gian quanh những món đồ yêu thích.
Phương pháp KonMari cũng vấp phải một số sự phản đối. Nhiều cư dân mạng nhận thấy một vài điểm khó chịu trong phương pháp này, chẳng hạn:
- Với những thứ không còn giá trị sử dụng, nhưng có ý nghĩa kỷ niệm thì sao? Còn những thứ lúc này thấy không cần thiết nhưng trong tương lai lại cần?
- Gấp quần áo theo Kondo có thực sự nhẹ nhàng? Dọn dẹp không hẳn là công việc vui vẻ, sự khác biệt lớn nhất nằm ở chỗ Kondo thích dọn dẹp, kiếm ra tiền từ việc dọn dẹp, còn nhiều người khác thì không.
- Với nhiều người thực sự không quen với sự ngăn nắp, với họ thì một chút lộn xộn lại khiến cuộc sống dễ thở hơn.
Trước những ý kiến bài xích phương pháp KonMari, Kondo chỉ phản ứng nhẹ nhàng. Cô cho biết: "Để thực sự sống mà không phải buông xuôi, thỏa hiệp, có hai điều bạn cần làm: Thứ nhất là phải đối mặt với ham muốn. Thứ hai là biết rõ mình cần làm gì và ra quyết định nhanh chóng."
(Tham khảo Bright Side, GenK)