Đổ mồ hôi là cơ chế tự làm mát của cơ thể, thông thường chúng ta đổ mồ hôi khi quá nóng. Tuy nhiên, nếu đổ mồ hôi ở 4 vị trí này, có thể bạn đang có bệnh.
Đổ mồ hôi là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể, khi chúng ta hoạt động gắng sức, nhiệt độ bên ngoài cao sẽ kích thích tuyến mồ hôi toát ra mồ hôi, làm mát cơ thể.
Trên cơ thể chúng ta có rất nhiều tuyến mồ hôi ở các vị trí khác nhau như nách, bẹn, rốn, quầng vú, hậu môn và bộ phận sinh dục... Tuy nhiên, nếu thấy thường xuyên đổ mồ hôi ở 4 vị trí này thì hãy cẩn thận.
Mồ hôi trên đầu
Tình trạng đổ mồ hôi ở đầu rất phổ biến, thông thường là do vận động nhiều. Trường hợp không phải là do vận động mà mồ hôi đầu túa ra nhiều, rất có thể là do một bệnh nào đó gây ra, cần đến bệnh viện khám và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể do 3 vấn đề:
- Thứ nhất là do tỳ vị yếu, dạ dày hoạt động quá mức, tiểu tiện không thông, kèm theo đó là dấu hiệu đầu lưỡi nhờn và có màu vàng, rêu lưỡi. Trong trường hợp này không nên ăn nhiều dầu mỡ, hạn chế muối.
- Thứ hai là do thức ăn tích tụ trong bụng quá lâu gây ra tình trạng chướng bụng, đầy hơi, khiến mặt và đầu tiết ra mồ hôi. Cách tốt nhất là nên ăn khoảng 70% mỗi bữa, chia nhỏ ra thành nhiều bữa. Ngoài ra, cần lưu ý việc tập thể dục, chú ý chế độ ăn uống hợp lý, ngủ đủ giấc có thể giúp làm giảm bớt tình trạng này.
- Thứ ba, khi đầu đột ngột đổ mồ hôi trên trên đầu với lượng lớn, cần đề phòng các bệnh liên quan đến tim mạch, mạch máu não. Nguyên nhân là do quá trình lưu thông máu não bị tắc nghẽn, lượng máu cung cấp lên não không đủ có thể sẽ kích thích các mô thần kinh và ảnh hưởng đến sự bài tiết bất thường của tuyến mồ hôi ở đầu.
Mồ hôi ở cổ
Nếu mồ hôi nhiều ở vùng cổ, nhất là sau gáy có thể do bạn bị hạ đường huyết. Thông thường ở người khỏe mạnh, lượng đường trong máu của cơ thể sẽ duy trì trong một phạm vi tương đối ổn định.
Khi lượng đường huyết trong cơ thể thấp, cơ thể sẽ cô đặc máu thông qua phương thức đổ mồ hôi, từ đó có tác dụng tăng đường huyết, biểu hiện là sau gáy đổ mồ hôi nhiều.
Các bệnh nhân bị hạ đường huyết sẽ có các biểu hiện như hồi hộp, mệt mỏi, chóng mặt, nếu có biểu hiện này thì tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra lượng đường trong máu.
Mồ hôi ở mũi
Trung y cho rằng, mũi có tác dụng chi phối kinh mạch phổi, vì thế nếu mũi đột ngột đổ mồ hôi là do khí phổi không đủ, cần tăng cường vận động, điều hòa khí huyết.
Tây y cho rằng, đổ mồ hôi ở mũi là do khả năng miễn dịch suy yếu, vì vậy cần tăng cường dinh dưỡng, tích cực tập thể dục để nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể.
Mồ hôi nửa người
Mổ hôi nửa người hay còn gọi là mồ hôi cục bộ, có biểu hiện là đổ mồ hôi nửa người bên trái và bên phải hoặc nửa người trên và dưới.
Người bị đổ mồ hôi nửa người chủ yếu ở bệnh nhân phong tê thấp, liệt nửa người, người già ra mồ hôi trộm cần đề phòng tai biến mạch máu não xảy ra.
Đặc biệt, vào lúc này không nên ăn thức ăn cay và gia vị quá kích thích, mục đích là để kiểm soát lượng đường huyết bình thường, tránh những biến chứng bất ngờ xảy ra.