Sữa - Rối loạn tiêu hóa
Sữa là đồ uống rất giàu dinh dưỡng, vì thế nhiều người có thói quen uống sữa vào bữa sáng. Tuy nhiên khi uống xong, một số người lại bị đau bụng, tiêu chảy do chứng không dung nạp lactose.
Chưa kể, khi đói axit dịch vị trong dạ dày sẽ tiết ra nhiều, nó phản ứng với casein trong sữa và gây ra hiện tượng kết tủa gây ra hiện tượng rối loạn tiêu hóa.
Nếu muốn uống sữa vào bữa sáng, bạn nên ăn vài lát bánh mì trước hoặc một chút tinh bột trước rồi mới uống, nếu không thì bạn chỉ nên uống sau bữa ăn chừng 2 tiếng và trước khi đi ngủ.
Trà đặc - Bệnh dạ dày
Nhiều người có sở thích ngủ dậy là pha ngay một ấm trà đặc nhâm nhi, tuy nhiên lúc này bụng đói, uống trà đặc luc này khiến dạ dày dễ bị viêm loét do phải hấp thụ chất kích thích. Về lâu dài, nó sẽ khiến niêm mạc bị tổn thương và gây bệnh dạ dày.
Thịt, cá - Tổn thương gan thận
Một bữa ăn sáng chất lượng không có nghĩa là thịt cá ngập bàn. Việc ăn quá nhiều thịt khi bụng đói là bạn đang lãng phí protein. Bởi lẽ khi bụng đói sau một thời gian dài, cơ thể sẽ khó hấp thụ toàn bộ protein rất khó khăn. Ngược lại, hàm lượng protein này có thể tạo áp lực cho gan, thận khiến 2 cơ quan này dễ tổn thương.
Đồ ngọt - Hại tụy
Ăn đồ ngọt buổi sáng có thể nhanh chóng lấp đầy bụng, xua tan cơn đói, tuy nhiên ăn nhiều đường khi đói có thể làm tăng insulin, gây hại cho tuyến tụy.
Chuối - Hại tim
Ăn chuối vào sáng sớm khi bụng rỗng sẽ thúc đẩy tuần hoàn máu và hệ tiêu hóa hoạt động quá mức, từ đó gây hại cho tim. Những người có tiền sử bệnh dạ dày, ăn chuối có thể gây đau bụng vì chuối chứa nhiều axit.
Khoai lang - Tổn thương dạ dày
Khoai lang là thực phẩm tốt cho tiêu hóa, nhiều tinh bột. Tuy nhiên nếu ăn khoai lang khi bụng trống rỗng thì dễ khiến dạ dày bị tổn thương. Nguyên nhân là vì trong khoai lang có hàm lượng chất kích thích men tiêu hóa cao, nó sẽ khiến bạn dễ bị đầy bụng, ợ chua…
Quả hồng và cà chua - Gây viêm loét dạ dày
Hai loại quả này có chứa hàm lượng pectin và axit tannic cao, khi ăn vào sáng sớm lúc bụng đói sẽ khiến dạ dày xuất hiện các khối bã khó hòa tan, gây kết sỏi ở dạ dày, buồn nôn, nôn mửa. Về lâu dài, bạn có thể bị viêm loét dạ dày, thủng dạ dày.
Trái cây có múi - Gây bệnh dạ dày
Trong các loại trái cây có múi chứa hàm lượng axit cao, ăn lúc đói có thể khiến dạ dày bị bào mòn, viêm loét, đầy bụng, khó chịu, ợ chua, nôn mửa.
Tỏi - Hại hệ tiêu hóa, đường ruột
Tỏi rất tốt cho cơ thể nhưng không phù hợp để ăn lúc đó. Lý do là vị cay của tỏi sẽ kích thích mạnh tới niêm mạc dạ dày. Lúc này, dạ dày sẽ xuất hiện các cơn co rút và gây nên hiện tượng đau bụng. Về lâu dài, bạn sẽ dễ bị mắc các bệnh về hệ tiêu hóa và đường ruột.
Thạch ThảoBạn đang xem bài viết 9 món dù đói dù thèm đến đâu cũng không ăn khi đói: Chất bổ hóa độc, hại dạ dày và nội tạng tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].