Lý giải vì sao ông chủ cây xăng người Nhật cúi chào khách ở Việt Nam

Cúi chào (o-jigi) có lẽ là một trong những nét đẹp văn hóa được nhiều người, biết đến và nghĩ đến trước nhất khi nhắc tới Nhật Bản.

 

Người Nhật rất coi trọng việc cúi chào đến mức, dù mọi người đều được học cách cúi chào từ khi còn là một đứa trẻ, các công ty vẫn thường đào tạo lại cho nhân viên cách cúi chào chuẩn xác.

Tại sao người Nhật thích cúi chào?

Hành vi cúi chào của con người được cho là xuất phát từ tập quán của người bộ lạc xưa. Khi cúi đầu, họ chìa đầu mình, tức là điểm yếu của mình ra trước người đối diện. Ngụ ý là ‘Tôi không có ý đối địch anh’.

Theo sự tiến hóa của nhân loại, cái cúi chào mang theo ý nghĩa về địa vị xã hội và sự tôn trọng.

Người địa vị càng cao sẽ nhận được cái cúi chào lâu và thấp hơn. Người địa vị thấp hơn có thể chỉ nhận được một cái cúi chào không trang trọng, hơi gật đầu nhẹ.

Cúi chào ở Nhật có thể dùng để chào hỏi, xin lỗi, hay nói cảm ơn.

Có một lý do khác được giải thích về hành động cúi chào, đó là người Nhật thường không thoải mái khi tiếp xúc cơ thể. Họ thích giữ khoảng cách để tôn trọng nhau – quá gần sẽ khiến họ không thoải mái.

Người Nhật không quá thích bắt tay và đặc biệt là vừa bắt tay vừa lắc.

Hành động cúi chào của người Nhật có thể là ảnh hưởng của Khổng giáo. Khổng Tử cho rằng toàn bộ cơ thể cần ‘lên tiếng’ khi ta muốn cảm ơn hay thể hiện sự kính trọng.

Cúi chào như thế nào cho đúng?

 

Cúi chào cơ bản yêu cầu lưng thẳng, tay đặt hai bên (với nam) hoặc hai tay đặt phía trước (với nữ), mắt nhìn xuống và gập eo.

Thông thường, cúi càng lâu và càng thấp thì càng thể hiện sự tôn trọng với người khác.

Cúi chào thường được chia làm ba loại chính: không trang trọng, trang trọng và rất trang trọng.

Trong trường hợp không trang trọng, người Nhật thường chỉ cần cúi khoảng một góc 15 độ hoặc hơi cúi đầu về phía trước.

Trong trường hợp trang trọng hơn, họ thường cúi thấp khoảng 30 độ.

Trong trường hợp rất trang trọng họ sẽ cúi thấp hơn nữa.

Liên quan đến cúi chào có rất nhiều lễ nghi phức tạp như phải cúi bao lâu, thấp như thế nào và đáp lại khi người khác cúi chào mình như thế nào.

Khi gặp người nước ngoài, người Nhật có thể sẽ bắt tay vì họ cũng học hỏi và tôn trọng văn hóa của nước khác. Nhưng vì nhiều người nước ngoài cũng biết đến văn hóa của người Nhật, nên dẫn đến sự kết hợp giữa cúi chào và bắt tay.

Hai người có thể cúi chào nhau trước và bắt tay sau, hoặc ngược lại. Nhiều người cho rằng, vừa vúi chào vừa bắt tay là không được phép.

Obama từng bị người Mỹ chỉ trích vì hành động này vào năm 2009 vì đã cúi người thấp trước người Nhật.

Obama từng bị người Mỹ chỉ trích vì hành động này vào năm 2009 vì đã cúi người thấp trước Nhật hoàng khi Nhật hoàng vẫn đứng thẳng lưng

Nhiều người Mỹ chỉ trích Obama vì cho rằng, là tổng thống và đại diện của nước Mỹ, ông không nên cúi đầu thấp hơn so với người khác.

Nhưng cũng có ý kiến cho rằng đây là hành động biểu hiện sự hiện chí, ân cần và tôn trọng văn hóa nước bạn của Obama.

Còn với nhiều người Nhật, họ cho rằng vừa cúi chào vừa bắt tay là một sai lầm. 

Thực tế nhiều người nước ngoài hay mắc ‘lỗi’ này vì họ không biết chắc phải bắt tay hay cúi chào trước, vì vậy họ làm cả hai cùng lúc.

Có thể chính nguyên nhân này dẫn đến tình huống không 'khớp' giữa cựu tổng thống và Nhật hoàng.

Xét về mặt nào đó thì cái cúi chào của người Nhật cũng giống như cái bắt tay của phương Tây.

Vì vậy, có nên cúi chào và bắt tay cùng lúc hay không đôi khi vẫn là một vấn đề gây tranh cãi và có nhiều ý kiến không đồng nhất, mà đến cả người Nhật cũng không thể thống nhất.

Tuy nhiên một số ý kiến cho rằng sự kết hợp này là chấp nhận được trong thời hội nhập, và nếu kết hợp cả hai hành động ấy, hai người nên cúi chếch sang một chút để tránh đụng đầu vào nhau khi cúi chào nhau.

Trang Đặng tổng hợp/giadinhmoi.vn