Một biểu tượng cảm xúc (tiếng Anh: emoji, emoticon, emotional icon) là tổ hợp vài ký tự biểu diễn một biểu cảm trên khuôn mặt người. Nó thường dùng để thêm tâm trạng, cảm giác của người viết vào văn bản.
Trong các diễn đàn mạng, tin nhắn tức thời và các trò chơi trực tuyến, phiên bản ký tự của biểu tượng cảm xúc thường được chuyển sang dạng hình ảnh nhằm tăng tính trực quan.
Dưới đây là 12 biểu tượng cảm xúc (emoji) trên mạng xã hội mà nhiều người vẫn đang dùng sai ý nghĩa.
1.
Nhiều người nhầm biểu tượng này là cầu nguyện. Thực tế, đây là hành động của người Nhật để xin lỗi. Ngoài ra người Mỹ cho rằng biểu tượng này là "đập tay".
2.
Mới nhìn qua bạn có thể nghĩ đây là biểu tượng nụ hôn. Thực ra nó là biểu tượng huýt sáo. Biểu tượng cảm xúc nụ hôn sẽ có thêm một hình trái tim bên cạnh.
3.
Đây không phải một chiếc nơ hồng đơn thuần, nó là biểu tượng chiến đấu ung thư. Tuy nhiên biểu tượng quen thuộc hơn là chiếc ruy băng hồng.
Mọi người thường dùng biểu tượng chiếc nơ này cho các dịp vui.
4.
Biểu tượng này không chỉ có nghĩa là chỉ tay xuống phía dưới, nó còn biểu tượng cho cảm xúc buồn chán, khó chịu.
5.
Biểu tượng nắm đấm hướng sang phải này thể hiện sự tôn trọng và chúc mừng.
6.
Đây không phải củ cải như nhiều người nghĩa, mà nó là biểu tượng món khoai lang nướng, còn gọi là yaki-imo ở Nhật Bản.
7.
Biểu tượng này là một món ăn Nhật có tên kamaboko, một loại chả cá có đường xoắn màu hồng. Nó cũng có thể biểu tượng cho ký hiệu @ trong thư điện tử.
8.
Biểu tượng này thường xuất hiện trong truyện tranh, có nghĩa tượng thanh "Bùm!".
Khi sử dụng trong nhắn tin, nó cũng thể hiện cảm xúc tức giận, nổi cáu.
9.
Chúng ta thường sử dụng dấu gạch chéo với nghĩa cấm. Ngoài ra nó còn có thể biểu tượng cho nụ hôn khi nhắn tin với người Anh.
10.
Biểu tượng cảm xúc này đại diện cho mặt nạ "Tengu" (thiên cẩu) - một sinh vật huyền thoại được tìm thấy trong tín ngưỡng dân gian Nhật Bản.
"Trở thành Tengu" có nghĩa là trở nên kiêu ngạo, tự mãn.
11.
Biểu tượng cảm xúc này nhìn tưởng có ý xấu, nhưng theo tín ngưỡng Nhật Bản, mặt nạ Namahage này lại có tác dụng xua đuổi tà ma.
12.
Chữ viết tắt NG trong biểu tượng này thường được hiểu với nhiều nghĩa khác nhau như "No girls" (không bạn gái), "no guys" (không bạn trai), thậm chí nhiều người nghĩ nó liên quan đến họ "Nguyễn" trong tiếng Việt.
Tuy nhiên thực tế đây là từ viết tắt của "no good", có nghĩa là "không tốt".
Trong quá trình sản xuất phim, khái niệm NG được dùng để nói tới những cảnh quay hỏng, không đạt chất lượng.
(Theo Bright Side)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết 12 biểu tượng cảm xúc mà chúng ta vẫn đang dùng sai ý nghĩa bấy lâu nay tại chuyên mục Muôn màu của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].