Hầu hết mọi người thường ăn phần thịt của quả mít và loại bỏ phần hạt, tuy nhiên hạt mít chứa nhiều chất dinh dưỡng và có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Dưới đây là những lợi ích hạt mít đối với sức khỏe.
Theo Healthline, so với các loại hạt trái cây nhiệt đới khác, hạt mít chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng.
Hạt mít chứa hàm lượng cao tinh bột, protein, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa.
Mỗi 28 gram hạt mít có chứa:
Hạt mít còn chứa hàm lượng cao 2 loại vitamin B là thiamine và riboflavin. Cả hai đều giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể bạn, cũng như thực hiện các chức năng quan trọng khác.
Bên cạnh đó, hạt mít cung cấp chất xơ và tinh bột kháng, cả hai đều đi qua cơ thể bạn mà không bị tiêu hóa và đóng vai trò như cho thức ăn cho lợi khuẩn đường ruột.
Chất xơ và tinh bột kháng có liên quan đến nhiều lợi ích sức khỏe như kiểm soát cơn đói, giảm lượng đường trong máu, cải thiện tiêu hóa và độ nhạy insulin.
Hạt mít đã được dùng trong y học cổ truyền để chữa bệnh, ví dụ các vấn đề đường tiêu hóa.
Nghiên cứu hiện đại đã phát hiện ra hạt mít cũng có những đặc tính có lợi khác cho sức khỏe.
Trong y học cổ truyền, hạt mít đôi khi được sử dụng để trị tiêu chảy.
Trên thực tế, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hạt mít có thể có tác dụng kháng khuẩn.
Một nghiên cứu cho thấy bề mặt của hạt mít được bao phủ bởi các hạt nhỏ hoạt động như chất kháng khuẩn.
Họ đã thử nghiệm các hạt này chống lại các vi khuẩn thông thường, chẳng hạn như E. coli, và kết luận rằng hạt mít có tiềm năng phát triển thành các chất điều trị để ngăn ngừa các bệnh do thực phẩm.
Tuy nhiên, cần có thêm nhiều nghiên cứu để xác định hiệu quả của hạt mít đối với những công dụng này.
Một số nghiên cứu cho thấy rằng hạt mít có thể có một số đặc tính chống ung thư. Điều này được cho là do nồng độ cao của các hợp chất thực vật và chất chống oxy hóa.
Hạt mít rất giàu chất chống oxy hóa, đặc biệt là flavonoid, saponin và phenol.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các hợp chất thực vật này có thể giúp chống lại chứng viêm, tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn và thậm chí sửa chữa các tổn thương ADN.
Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ giới hạn trong các nghiên cứu trên ống nghiệm và động vật. Cần có thêm nhiều nghiên cứu để điều tra xem hạt mít có tác dụng chống ung thư ở người hay không.
Tương tự như các loại hạt khác, hạt mít chứa cả chất xơ hòa tan và không hòa tan.
Chất xơ đi qua đường tiêu hóa giúp hỗ trợ nhu động ruột, làm phân mềm và dễ đi hơn.
Hơn nữa, chất xơ được coi là một prebiotic nuôi các vi khuẩn có lợi trong đường ruột.
Những vi khuẩn đường ruột có lợi này giúp hỗ trợ tiêu hóa và chức năng miễn dịch khỏe mạnh.
Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tăng lượng chất xơ có thể giúp giảm táo bón.
Hơn nữa, chất xơ có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh viêm ruột và làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ.
Nghiên cứu cũng cho thấy rằng hạt mít có thể cải thiện nồng độ cholesterol. Tác dụng này rất có thể là do hàm lượng chất xơ và chất chống oxy hóa cao.
Mức cholesterol LDL (xấu) tăng cao có liên quan đến huyết áp cao, tiểu đường và tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Ngược lại, mức cholesterol HDL (tốt) cao hơn đã được phát hiện có tác dụng bảo vệ tim.
Một nghiên cứu trên chuột cho thấy những con ăn nhiều hạt mít sẽ giảm nồng độ cholesterol LDL (xấu) và tăng cholesterol HDL (tốt), so với những con chuột ăn ít hơn.
Nghiên cứu trong lĩnh vực này mới chỉ giới hạn trên động vật, vì vậy cần có các nghiên cứu sâu hơn ở người.
Hạt mít không chỉ ăn được mà còn có giá trị dinh dưỡng cao. Chúng có liên quan đến một số lợi ích sức khỏe như cải thiện tiêu hóa và nồng độ cholesterol.
Tuy nhiên hạt mít có thể làm cản trở sự hấp thu chất dinh dưỡng nếu ăn sống, cũng như làm tăng nguy cơ chảy máu ở những người đang dùng một số loại thuốc nhất định.
Tuy nhiên nhiệt độ cao có thể làm giảm tác dụng kháng dinh dưỡng của hạt mít. Do đó bạn hãy nhớ không ăn hạt mít sống mà phải luộc hoặc nướng chín.