Khuôn mặt nát bấy của những thương binh Thế chiến I được thợ điêu khắc 'tái tạo' kỳ diệu

Đầu thế kỷ 20, khi phẫu thuật thẩm mỹ chưa phát triển, người ta dùng mặt nạ để che đi những khiếm khuyết trên khuôn mặt. Một trong những chuyên gia lĩnh vực này là nhà điêu khắc Anna Coleman Watts Ladd, người đã tạo ra mặt nạ cho các thương binh trong Thế chiến I và thay đổi số phận của nhiều người.

Anna Coleman Watts Ladd là một nhà điêu khắc người Mỹ, người đã làm ra những tác phẩm thay đổi nhiều số phận.

Cuối năm 1917, Ladd được nghệ sĩ điêu khắc Francis Derwent Wood, người tạo ra những chiếc mặt nạ cho những người lính bị thương nặng trong Thế chiến I tại một cửa tiệm đặc biệt có tên là "Tin Noses Shop" (cửa tiệm mũi thiếc), truyền cảm hứng.

Sau đó, bà đã tự mình sáng tập "Studio for Portrait-Masks", chuyên sản xuất những chiếc mặt nạ để làm đẹp cho những người thương binh bị tổn tại khuôn mặt nghiêm trọng trong Thế chiến I.

Vào thời điểm bấy giờ, những người thương binh phải đấu tranh với căng thẳng tâm lý trầm trọng vì lo lắng, liệu người khác sẽ nghĩ gì về khuôn mặt bị phá hủy, nát bấy của họ.

Họ có nhiều vết thương nghiêm trọng khiến khuôn mặt biến dạng, gần như không thể nhận ra.

Có thể nói, họ là những nạn nhân phải chịu "tấn bi kịch" của chiến tranh, gần như phải chịu số phận bị cô lập khỏi xã hội.

Nhưng, bằng tài năng của mình, người phụ nữ Anna Coleman Ladd đã cứu vớt cuộc đời của nhiều người đàn ông, và thay đổi số phận của họ.

Năm 1932, để vinh danh những tác phẩm đầy tính nhân văn của bà, Chính phủ Pháp phong cho bà là một trong những Hiệp sĩ của Quân đàn Danh dự. 

Dĩ nhiên, phương pháp của bà không thể đưa những khuôn mặt nát bấy của người lính trở lại hình dạng ban đầu, nhưng nhờ nó mà nhiều người đã có thể tìm được người yêu thương và bỏ ý định tự tử.

(Theo BP)

Trang Đặng/giadinhmoi.vn

Tin liên quan