Trước tình hình dịch bệnh bạch hầu đang bùng phát tại các tỉnh phía Nam, nhiều người dân lo lắng, liệu đã tiêm phòng vắc-xin phòng bệnh bạch hầu rồi thì có khả năng mắc bệnh này hay không?
Giải đáp về vấn đề này, ThS.BSCKII Trần Duy Hưng, Trưởng Khoa Nhiễm khuẩn Tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, sau khi được tiêm chủng đầy đủ vắc-xin phòng bạch hầu, cơ thể sẽ sinh ra kháng thể giúp bảo vệ chúng ta khỏi bệnh bạch hầu.
Nhưng có một số ít trường hợp sau khi tiêm phòng vắc-xin không tạo kháng thể đủ để bảo vệ cơ thể thì vẫn có nguy cơ bị mắc bệnh bạch hầu.
Nguyên nhân có thể là không tuân thủ phác đồ tiêm chủng, không tiêm đủ liều, không đúng khoảng cách, không tiêm nhắc lại hoặc cũng có thể do suy giảm miễn dịch sau khi mắc các bệnh truyền nhiễm.
Có một số trường hợp do tiêm vắc-xin phòng bệnh bạch hầu đã quá lâu, nồng độ kháng thể trong máu giảm xuống thấp, không đủ khả năng bảo vệ thì cũng có thể bị mắc bệnh bạch hầu.
Hiệu quả bảo vệ của vắc-xin cao, miễn dịch bảo vệ sau tiêm vắc-xin thường kéo dài khoảng 10 năm nhưng sẽ giảm dần theo thời gian. Chính vì vậy mà mọi người nên đi tiêm phòng nhắc lại sau mỗi 10 năm. Nếu không tiêm nhắc lại thì vẫn có thể mắc bệnh bạch hầu.
Trước tình hình dịch bệnh bạch hầu diễn biến phức tạp, bác sĩ Hưng khuyến cáo, để tránh mắc căn bệnh nguy hiểm này, người dân cần chủ động đưa trẻ nhỏ đi tiêm vắc-xin phòng bệnh.
Đây là biện pháp đơn giản nhưng đem lại hiệu quả cao trong việc phòng ngừa bệnh bạch hầu.
Khi tiêm cần tiêm đầy đủ số mũi, đúng khoảng cách, có tiêm nhắc lại để tạo ra kháng thể cho cơ thể tránh được bệnh (mũi 1 tiêm khi trẻ được 2 tháng tuổi, mũi 2 sau mũi thứ nhất 1 tháng, mũi 3 sau mũi thứ hai 1 tháng, mũi 4 khi trẻ 18 tháng tuổi, tiêm nhắc lại sau mỗi 10 năm).
Với trẻ lớn và người lớn có tiền sử tiêm chủng không đầy đủ, không rõ ràng cũng nên đến các cơ sở tiêm chủng để được tư vấn sử dụng vắc-xin phòng bệnh bạch hầu phù hợp.
Bệnh bạch hầu không có vắc-xin đơn lẻ, đối với trẻ nhỏ, vắc-xin phòng bệnh bạch hầu được tiêm lồng ghép trong chương trình tiêm chủng mở rộng với các loại vắc-xin 5 trong 1 hoặc 6 trong 1.
Còn với người trẻ lớn, người lớn, muốn tiêm phòng ngừa, tiêm nhắc lại có thể tiêm loại thu phí có lồng ghép bạch hầu, ho gà, uốn ván.
Đi đôi với phương pháp tiêm phòng, theo bác sĩ Hưng, còn có phương pháp tránh nguồn lây bệnh hiệu quả không kém đó là vệ sinh sạch sẽ thân thể và môi trường sống như: