Ông Công ông Táo là một trong những ngày lễ quan trọng trong văn hóa người Việt. Vậy cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 được không? Và nghi thức cúng ông Công ông Táo ra sao, cần chuẩn bị những lễ vật gì?
Cúng ông Công ông Táo là một nghi thức truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam. Hằng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp các gia đình sẽ tổ chức nghi lễ cúng ông Công ông Táo.
Trong bài viết hôm nay, Gia đình mới sẽ chia sẻ đến quý độc giả một số thông tin hữu ích xoay quanh chủ đề này. Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Có nên cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 không là câu hỏi nhận được sự quan tâm của các độc giả. Vì tính chất công việc bận rộn nên thay vì cúng lễ vào ngày 23, nhiều gia đình lựa chọn hình thức cúng sớm hơn, thường là vào tối ngày 22 hoặc rạng sáng ngày 23 tháng 12 âm lịch.
Theo Tiến sĩ Trần Phương - Giảng viên khoa Văn hóa và Phát triển tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Lễ cúng ông Công ông Táo có thể linh động mà cúng vào các thời điểm khác nhau, tuy nhiên phải trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp. Sở dĩ có quy định này là bởi quan niệm của người xưa cho rằng, mỗi năm Ngọc Hoàng chỉ nghe các Táo báo cáo vào duy nhất một ngày. Táo nào lên thiên đình sớm hơn thì phải chờ đúng đến giờ thiết triều, còn với Táo lên muộn thì sẽ không được tham gia báo cáo. Vì thế cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 được và không nhà nào cúng ông Công ông Táo sau 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp.
Tùy vào mỗi gia đình mà lựa chọn nơi cúng ông Công ông Táo là khác nhau. Có gia đình lập bàn thờ Táo quân thì gia chủ sẽ tiến hành làm lễ ở bàn thờ này, còn nếu không có thì thắp hương ở bàn thờ gia tiên.
Theo đúng truyền thống của người xưa truyền lại, lễ vật cúng ông Công ông Táo phải bao gồm các lễ vật sau:
- Mũ ông Công ba cỗ trong đó có hai bộ mũ đàn ông có cánh chuồn và một bộ mũ đàn bà không có cánh chuồn. Ngày nay, một số gia đình còn tối giản lễ vật và chỉ chọn duy nhất một cỗ mũ, một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy.
- Ngoài hai lễ vật kể trên, để cúng ông Công ông Táo, theo tục lệ mọi người sẽ sắm thêm 1 - 3 con cá chép vàng (lưu ý cá phải còn sống) và thả trong một bát nước sạch với mong muốn cá hóa rồng đưa ông Táo về trời an toàn.
- Mâm cơm cúng với các món ăn đậm hương vị truyền thống: Nem rán, canh măng, gà luộc....
- Tiền vàng
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các lễ vật cần thiết để cúng ông Công ông Táo, gia chủ sẽ tiến hành làm lễ, dâng hương khấn vái thành tâm. Đợi đến khi hương tàn, gia chủ lại thắp thêm một tuần hương nữa để xin hóa vàng và đem cá chép phóng sinh ở sông suối, ao hồ.
Trên đây là một số thông tin cơ bản giúp giải đáp thắc mắc cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 được không cũng như cách chuẩn bị lễ vật cúng ông Công ông Táo. Tùy vào văn hóa của từng vùng miền mà sẽ có sự thay đổi trong lễ vật cúng táo. Đơn cử như người miền Trung, lễ vật cúng ông Công ông Táo sẽ có thêm một chú ngựa bằng giấy với yên, cương đủ đầy. Hay với người miền Nam, lễ cúng cúng ông Công ông Táo giản tiện với một bộ mũ áo và đôi hia. Ở một số vùng khác, những gia đình có trẻ nhỏ sẽ có thêm một con gà trống choai luộc để cúng ông Công ông Táo với ngụ ý nhờ Táo quân xin với Ngọc Hoàng cho đứa trẻ ấy sau này có nghị lực vững vàng, hiên ngang đối mặt với những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.