Chuyên gia tâm lý tiết lộ bí quyết giảm cân bằng cách luyện khẩu vị

Phương pháp của chuyên gia tâm lý học lâm sàng Helen McCarthy hướng dẫn cách thay đổi khẩu vị từ thích ăn những thực phẩm 'rác' gây hại sức khỏe sang chế độ ăn uống lành mạnh, giàu dinh dưỡng.

Chuyên gia tâm lý tiết lộ bí quyết giảm cân bằng cách luyện khẩu vị
Xem thêm

Con lắc khẩu vị

Trong cuốn sách "Cách luyện lại khẩu vị", Helen McCarthy đưa ra một "con lắc khẩu vị" gồm 11 nấc từ -5 (rất đói) đến +5 (quá no đến mức gây khó chịu).

Helen giải thích rằng khi chúng ta không thấy đói thì con lắc đang ở số 0, tức là mức bình thường. Khi đang đói con lắc về số âm, còn khi ta bắt đầu ăn nó sẽ về số dương.

Chuyên gia Helen McCarthy tin rằng chúng ta không nên ăn cho đến khi ở mức -3 (đói) và nên ngừng ăn khi đến mức +3 (vừa no) để đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh.

Nếu làm theo quy tắc này, chúng ta sẽ tránh được việc ăn quá nhiều, một nhân tố dẫn tới tăng cân.

Chuyên gia Helen McCarthy gọi đây là việc "luyện khẩu vị", và đó cũng là cách bà đã áp dụng để giảm cân.

Hơi đói sẽ tốt cho bạn

Helen cho biết cảm giác hơi đói sẽ tốt cho bạn và bạn không cần lo lắng. Nếu trước bữa ăn kế tiếp khoảng 1 giờ đồng hồ, bạn không cảm thấy đói, thì tức là dạ dày của bạn vẫn đang phải tiêu hóa thức ăn từ bữa trước và chưa có thời gian được nghỉ ngơi.

Nên ăn khi nào và ăn cái gì?

Chúng ta thường được tạo thói quen ăn uống theo giờ giấc cố định thay vì ăn lúc đói. 

Ngay cả khi chúng ta muốn ăn mỗi khi cơ thể cần thì chúng ta cũng không có thời gian và cơ hội để làm điều đó.

Vì thế chế độ ăn 3 bữa một ngày vẫn là hợp lý và tiện lợi nhất.

Trong trường hợp này, bạn nên lựa chọn đồ ăn dựa trên thời gian bạn sẽ ăn bữa kế tiếp.

Nếu cách bữa trưa 1 giờ mà bạn thấy đói, nên ăn nhẹ bằng những thực phẩm dễ tiêu hóa như trái cây, rau xanh để đến bữa trưa bạn sẽ lại thấy đói.

Nếu còn nhiều thời gian mới đến bữa kế tiếp, bạn có thể ăn thực phẩm chứa nhiều protein, chất xơ, chất béo,... chẳng hạn như trứng và hạt.

Cách tăng khẩu vị với các thực phẩm lành mạnh

Trong cuốn sách của chuyên gia tâm lý học lâm sàng Helen McCarthy, bà cho biết chúng ta thường chọn các thực phẩm nhiều dầu, nhiều đường, muối vì chúng chứa nhiều hương vị mà chúng ta thích. Do đó ta sẽ ăn chúng ngay cả khi không đói, dẫn tới ăn quá nhiều.

Ngược lại nếu thử ăn cà chua, dưa chuột khi đã no thì chúng ta lại không còn thấy ngon miệng nữa.

Nhưng nếu bạn huấn luyện bản thân chờ đợi đến khi mình thấy hơi đói rồi mới ăn thì bạn sẽ thấy các thực phẩm lành mạnh này ngon miệng hơn. Những thực phẩm trước đây bạn không thích, bây giờ bạn có thể thấy ngon hơn.

Đồng thời, do "thực phẩm rác" có nhiều chất phụ gia nên một khi bạn nhận ra hương vị của chúng không tự nhiên mà từ chất hóa học trong thực phẩm, bạn sẽ thấy chúng bớt ngon đi.

(Theo Bright Side)

Hoàng Nguyên/giadinhmoi.vn

Tin liên quan