Rượu tỏi được biết đến là một thức uống rất tốt cho cơ thể. Sau đây là cách ngâm rượu tỏi sao cho đúng, cách sử dụng rượu tỏi an toàn, có lợi cho sức khỏe.
Tỏi khô (đã bóc bỏ vỏ) 40g thái nhỏ, cho vào chai ngâm với 100ml rượu trắng 40 - 45 độ, thỉnh thoảng lại lắc chai rượu, dần dần rượu chuyển từ màu trắng sang màu vàng, đến ngày thứ 10 thì chuyển sang màu nghệ và uống được.
Khi đã ngâm tỏi thành công, mỗi ngày dùng 2 lần, sáng uống 40 giọt (tương đương 1 thìa cà phê) trước khi ăn, tối uống 40 giọt trước khi ngủ.
Uống khoảng 20 ngày thì hết, bởi vậy cứ sau 10 ngày lại ngâm tiếp để ngày nào cũng có rượu tỏi dùng, uống liên tục suốt đời.
Các bệnh xương khớp (viêm đau khớp, vôi hóa các khớp, mỏi xương khớp...).
Bệnh đường hô hấp (viêm họng, viêm phế quản, hen phế quản...).
Bệnh tim mạch (tăng huyết áp, huyết áp thấp, xơ vữa động mạch).
Bệnh đường tiêu hóa (ợ chua, khó tiêu, viêm loét dạ dày - tá tràng).
Cho tới năm 1983, các nhà y học Nhật Bản lại thông báo bổ sung thêm 2 nhóm bệnh nữa là: các bệnh trĩ, bệnh đái tháo đường và nhận xét đây là loại thuốc có hiệu quả chữa bệnh cao và không gây phản ứng phụ.
Khi sử dụng rượu tỏi thì không nên lạm dụng, cần dùng liều lượng thích hợp bởi nếu dùng liều quá cao cũng có hại, dễ có phản ứng phụ.
Nếu dùng tỏi quá nhiều có thể gây hơi thở hôi, rối loạn dạ dày - ruột, ức chế tuyến giáp...
Tỏi tên khoa học Allium sativum L. thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Trong củ tỏi có chứa 0,10 - 0,36% tinh dầu, trong đó hơn 90% chứa các hợp chất lưu huỳnh (S).
Thành phần chủ yếu của tỏi là chất alicin có mùi đặc trưng tỏi. Nhưng trong tỏi tươi không có alicin ngay, mà có chất aliin (một loại acid amin) - chất này chịu tác động của enzym alinase cũng có trong củ tỏi khi giã giập mới cho alicin.
Ngoài ra, củ tỏi còn chứa nhiều vitamin và chất khoáng... đặc biệt là selen.
Y học phương Đông ghi về tỏi như sau: vị cay, tính ôn, hơi có độc, vào 2 kinh can và vị, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn, trừ phong, thông khiếu, tiêu nhọt, hạch ở cổ, tiêu đờm...