Bí mật đằng sau tiếng còi báo động ở một bệnh viện tuyến huyện...

Khi có bệnh nhân nguy kịch, bác sĩ trực tiếp khám bệnh nhân sẽ phải nhấn nút báo động. Khi nghe tiếng còi hú ủ, toàn bộ nhân viên y tế ở tất cả mọi vị trí trong bệnh viện đa khoa huyện Thạch Thất lập tức đổ dồn về khu cấp cứu, cùng nhau hỗ trợ cứu sống bệnh nhân bằng mọi cách.


M
t ngày đầu năm 2018, bnh nhân Đỗ Như T. (29 tui, Thch Tht, Hà Ni) được đưa vào BVĐK huyn Thch Tht trong tình trng nguy kch vi vết thương sâu vùng thượng v, da trng nht, mch huyết áp không đo được, tiu tin không t chủ…Ngay sau khi tiếp cn bnh nhân, bác sĩ trực cấp cứu đã kích hoạt còi báo động đỏ ni vin hoạt động. Ngay lp tc, nhân sự t các khoa, phòng dồn về khu vc cp cu ứng trực kịp thời.

Ê kíp do đích thân Giám đốc BV, BS CKII Vương Trung Kiên đứng đầu lp tc tiến hành phẫu thuật. Song khi m bng bệnh nhân, các bác sĩ phát hin vết thương xuyên qua gan, rách cơ hoành và phát hin vết thương tim rách thành sau tâm tht phi 1 cm. Nhn định thy tình hình nếu chuyn vin, nguy cơ bnh nhân t vong rt cao. Do vy, các bác sĩ vừa khẩn trương tiến hành phu thut, vừa gi h tr chuyên môn t BVĐK Xanh Pôn…

Sự phối hợp nhịp nhàng, táo bạo của đội ngũ y bác sĩ  BV đã cứu sống được bệnh nhân. Theo chia sẻ của BS Vương Trung Kiên, đây được coi là mt k tích và cũng là ln đầu tiên có mt BV tuyến huyn cu sng được bnh nhân nguy kịch với những chấn thương khó trong phẫu thuật ngoại khoa dành cho BV tuyến huyện (vá tim, gan). K tích này bắt đầu từ tiếng còi báo động của quy trình "báo động đỏ ni vin và liên vin" 

Chia sẻ với Gia Đình Mới, BSCKII Nguyễn Thị Thúy Hằng - Phó Giám đốc BV ĐK Thạch Thất (Hà Nội) cho biết:

Bộ Y tế đưa "Quy trình Báo động đỏ nội viện và liên viện" vào Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng BV từ năm 2013 nhưng phải đến năm 2015 thì BV chúng tôi mới chính thức triển khai.

Ngày đó, Ban Giám đốc BV tự hỏi, với điều kiện BV như thế này thì mô hình đó sẽ được triển khai như thế nào? Làm thế nào nhỉ? Trong bối cảnh đặc điểm chung của các BV tuyến dưới như chúng tôi là lực lượng mỏng, cơ sở vật chất còn thiếu thốn.

Sau khi nghiên cữu kỹ mục đích của “Quy trình báo động đỏ nội viện’’ là xử trí cấp cứu tối khẩn cấp nhằm tăng khả năng sống cho bệnh nhân, áp dụng cho những trường hợp cấp cứu, đưa bệnh nhân thoát khỏi tình trạng nguy kịch càng sớm càng tốt.

Muốn là được điều này trong trường hợp khẩn cấp, thì chúng tôi bắt buộc phải tập trung nhân lực một cách toàn diện, nhanh nhất trong thời gian có thể. Để huy động được nhân sự kịp thời, chúng tôi đã nảy ra sáng kiến lắp đặt cụm còi báo động đặt tại các khoa phòng trong BV là vì vậy.

Bà có thể chia sẻ chi tiết hơn về giá trị cụm còi báo động này trong quy trình báo động đỏ nội viện?

- Như tôi đã đề cập ở trên, có nhiều hình thức và phương án để thực hiện mô hình báo động đỏ nội viện. Song mục đích chính của mô hình vẫn là tạo phản ứng chăm sóc y tế nhanh nhất và hoàn hảo nhất trong điều kiện có thể của BV.

Vì thế, BV chúng tôi cho tiến hành lắp cụm báo động đỏ bao gồm: 1 loa, 1 đèn, 1 còi ở tất cả các khoa, tại vị trí dễ quan sát và đảm bảo tiếng còi có thể đến được bất cứ ngóc ngách nào trong BV. 

Đặc biệt, chiếc còi được cải tiến từ còi ủ của xe cứu thương, gắn vào hệ thống loa có khuếch đại âm thanh với công suất lớn. Riêng nút kích hoạt cũng là nút tắt, được bố trí hợp lý và thuận tay trái ở vị trí phòng khám cấp cứu của BV

Nguyên lý hot động ca chiếc còi báo động này tại BV được sử dụng như thế nào thưa bà?

- Khi có bệnh nhân nguy kịch, nhập viện trong tình trạng sự sống “ngàn cân treo sợi tóc”; những bệnh nhân cần phải can thiệp phẫu thuật/ thủ thuật khẩn cấp như: đa chấn thương do tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao thông; bệnh nhân chấn thương sọ não, những trường hợp vết thương xuyên thấu cổ, ngực, bụng; vết thương mạch máu lớn… thì bác sĩ trực tiếp khám bệnh nhân sẽ phải nhấn nút báo động đỏ.

Toàn bộ nhân viên y tế đang làm việc ở tất cả mọi vị trí trong bệnh viện sẽ đổ dồn về khu cấp cứu, cùng nhau hỗ trợ cứu sống bệnh nhân bằng mọi cách.

Ai là người có thẩm quyền kích hoạt những nút đó, thưa bà?

- Có 5 nút kích hoạt báo động đỏ bao gồm 5 bộ phận được phân định rõ trách nhiệm và nhiệm vụ của từng chuyên khoa, từng cá nhân: cấp cứu, an ninh, lãnh đạo, loa và toàn viện. Tuỳ tính chất và mức độ cần thiết mà người phân công có quyền cao nhất sử dụng các hiệu lệnh khác nhau.

Chúng tôi phân quyền cho bác sĩ trưởng kíp trực cấp cứu nơi tiếp nhận bệnh nhân ban đầu được quyền kích hoạt quy trình báo động đỏ nội viện mà không cần phải chờ xin ý kiến trưởng khoa hay trực lãnh đạo BV. 

Sau khi đánh giá tình hình, người tắt báo động là giám đốc BV hoặc lãnh đạo chủ chốt, chỉ họ mới được quyền gạt nút báo động xuống.

Thái độ ca nhân viên y tế bnh vin t khi có báo động đỏ đã có s thay đổi như thế nào, thưa bà?

- Khi chiếc còi báo động được kích hoạt, qua camera giám sát của lãnh đạo BV, chỉ 1-2 phút sau sẽ thấy toàn bộ nhân viên y tế, ở tất cả mọi vị trí trong bệnh viện đổ dồn về khu vực cấp cứu. Các bộ phận liên quan đến ca cấp cứu đều vào cuộc với tinh thần quyết tâm cao độ.

Không những vậy, qua đó sự chuyên nghiệp, đoàn kết, trình độ chuyên môn của nhân viên y tế tại các khoa, phòng cũng được nâng cao hơn một bước đáng kể. Ví như, có những nhân viên y tế ở các khoa như phục hồi chức năng, đông y… chẳng mấy khi rơi vào tình huống cấp cứu nhưng kể từ khi có tiếng còi báo động nội viện thì họ cũng có mặt. Ý thức và năng lực và phản xạ làm việc của họ cũng được tăng lên đáng kể. Và điều này cũng làm tăng phản xạ ứng trực tình huống khẩn cấp của tất cả nhân viên y tế chuyên nghiệp hơn.

Nhng ngày đầu mi đưa mô hình này vào hot động, nhng khó khăn và thun li ca BV như thế nào?

- Việc đầu tư quy trình báo động đỏ tốn kém và phức tạp. Thế nhưng, với khao khát đạt được phản ứng nhanh trong cấp cứu thì chúng tôi vừa học tập đơn vị bạn vừa sáng tạo phù hợp điều kiện hoàn cảnh cơ sở cho phép.

Tuy vậy, khi chứng kiến hoạt động báo động đỏ, chúng tôi tự hỏi bệnh nhân bị nặng tới mức độ như thế nào mà kích hoạt còi báo động và lo lắng không biết nhân viên y tế của BV có đáp ứng được không? Tuy nhiên, với phản ứng nhanh và phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận, chúng tôi đã đạt được kỳ vọng đề ra. Đặc biệt, khi chứng kiến không khí cấp cứu tích cực của cả đội ngũ nhân viên y tế các khoa phòng, chúng tôi tin chắc mô hình này sẽ thành công.

Qua mỗi lần báo động đỏ, chúng tôi đều rút được nhiều bài học kinh nghiệm, đặc biệt là khâu điều phối chuyên môn giữa các khoa phòng cho nhịp nhàng, đồng bộ. Có thể nói, giờ đây cán bộ nhân viên BV đã hết “giật mình” mỗi khi nghe tiếng còi báo động bởi họ đã hình thành ý thức phản xạ, tự tin xử trí trước tình huống khẩn cấp khi thực hiện những ca cấp cứu.

Sau 2 năm triển khai quy trình cấp cứu nội viện, bà đánh giá thế nào v hiu qu ca mô hình này?

- Đối với quy trình cấp cứu truyền thống, trước đây, kể cả có trường hợp bệnh nhân tối cấp cứu thì trưởng kíp trực phải báo lãnh đạo BV rồi lãnh đạo đánh giá tình hình, gọi điện những người có thể xử lý được. Mỗi giây, mỗi phút trôi qua, ảnh hưởng lớn đến tính mạng bệnh nhân. Do vậy báo động nội viện ở tuyến cơ sở là bước ngoặt trong cấp cứu, làm tăng khả năng sống cho những bệnh nhân nguy kịch.

Có thể nói, chiếc còi báo động là sự sáng tạo trong triển khai mô hình trên của BV chúng tôi. Nó xuất phát từ thực tiễn của đơn vị, là mô hình của lương tâm, trách nhiệm và tinh thần tận tụy vì người bệnh của chúng tôi. Tất cả đều khiến chúng tôi tự hào! (cười)

Bà chia s, khi tiếng còi rú lên thì không ai có th ngi yên. Điu này nh hưởng ti các bnh nhân khác ti BV cũng như hot động ca c BV như thế nào?

- Có những ngày chiếc còi báo động được kích hoạt 3 - 4 lần. Thậm chí có ca trực, đầu ca kích hoạt 1 lần, cuối ca trực, tiếng còi lại rú lên 1 lần nữa. Khi đó hầu như nhân sự dồn về cấp cứu.

Tuy nhiên, sau một quá trình hoạt động, chúng tôi có đánh giá, rút kinh nghiệm và dựa vào tình hình thực tế, trực lãnh đạo bệnh viện sẽ chỉ định những ai bắt buộc phải ở lại và nhanh chóng giải phóng để đảm bảo các hoạt động tại các khoa, phòng khác vẫn diễn ra bình thường. Ví dụ, khoa có 2 điều dưỡng thì 1 người đi, 1 người ở lại; đội ngũ bác sĩ cũng vậy…

Đến nay, nó đã trở thành hoạt động thường quy của BVĐK huyện Thạch Thất (Hà Nội) từ 2 năm trở lại đây sau khi ứng dụng triển khai quy trình “báo động đỏ nội viện và liên viện” của Bộ Y tế. Quy trình này được bệnh viện triển khai có hiệu quả khi đã trở thành nếp ý thức tự giác trong mỗi cán bộ, nhân viên y tế của đơn vị, góp phần cấp cứu thành công nhiều bệnh nhân thoát khỏi tình trạng nguy kịch...


Với trường hợp báo động đỏ ngoại viện ở đơn vị chúng tôi là những người có nhiệm vụ sẽ lên đường cấp cứu bệnh nhân tại hiện trường khi có thông báo.

Được biết, quá trình thực hiện quy trình báo động đỏ, BVĐK huyện Thạch Thất không chỉ làm tốt nội viện mà thực hiện tốt quy trình ngoại viện. Bằng chứng là trong nhiều ca cấp cứu thành công thời gian qua có sự phối hợp nhịp nhàng với  kíp ngoại viện, bác sĩ có thể chia sẻ thêm về vấn đề này?

- Trong chuyến đi tiếp nhận, cấp cứu tại hiện trường, ê kíp chủ động mang đủ thuốc, các dụng cụ cấp cứu cần thiết được đựng trong các valy quy định, lên xe và đi. Hiện tại, chúng tôi có 2 xe cấp cứu và đều hoạt động một cách tối đa.

Đối với quy trình cấp cứu truyền thống, các bước khi tiến hành một cuộc phẫu thuật sẽ luôn đi từ “khám bệnh, làm các xét nghiệm cận lâm sàng, chuẩn bị phòng mổ, sau đó mới đến bước phẫu thuật’’.

Quy trình này vô tình cướp mất sự sống của rất nhiều bệnh nhân nặng. Do vậy “Quy trình báo động đỏ bệnh viện" ra đời và triển khai đầu tiên tại TP HCM hiệu quả, làm tăng khả năng sống cho những bệnh nhân nguy kịch.

Trên cơ sở đó, Cục Quản lý khám chữa bệnh – Bộ Y tế đã bổ sung quy trình “Báo động đỏ nội viện và liên viện” vào Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam. Từ đó, nhân rộng triển khai trên cả nước.

Giám đốc TT Cp cu 115 Hà Ni BS Nguyn Thành  từng chia sẻ, Trung tâm cp cu 115 Hà Ni hiện mới ch đáp ng được khong 15% nhu cu cp cu ca người dân Hà Ni. Như vy, vic BVĐK huyn Thch Tht trin khai mô hình cp cu ngoi vin cũng phn nào đáp ng được nhu cu ca người dân ti đây, thưa bác sĩ?

- Theo cách thông thường và cũng là theo quy định của ngành y tế, khi xảy ra những tình huống cấp cứu thì gọi cấp cứu 115 để được Trung tâm cấp cứu thành phố điều phối xe cứu thương đến hiện trường sơ cứu, còn nếu xảy ra ở các cơ sở y tế thì sau khi hồi sức cấp cứu phải nhanh chóng chuyển người bệnh về các bệnh viện tuyến cuối để can thiệp điều trị.

Tuy nhiên, với địa lý hành chính xa trung tâm thành phố và địa hình nhiều nơi ngoắt ngoéo, việc Trung tâm Cấp cứu 115 thành phố tiếp cận với hiện trường là khó khăn và tốn thời gian. Mà trong cấp cứu, mỗi giây mỗi phút trôi qua đều quý giá, “nước xa không cứu được lửa gần”.

Bà có th ly ví d v nhng trường hp t vong đáng tiếc khi trước đây chưa có cp cu báo động đỏ ngoi vin?

- Người dân ở Thạch Thất vốn có nghề nuôi ong lấy mật do mô hình này cho hiệu quả kinh tế cao… Vì thế, việc người dân bị ông đốt không phải là chuyện hiếm. Đa số các trường hợp bị ong đốt đều nhẹ do số lượng vết đốt ít và loài ong ít độc tính. Tuy nhiên, nếu bị nhiều vết đốt, do những loài ong độc hoặc cơ thể quá mẫn cảm với nọc ong thì nạn nhân dễ dàng bị sốc phản vệ. Nếu việc cấp cứu chậm một chút thì bệnh nhân sẽ có nguy cơ tử vong cao.

Hay như vùng này có nhiều ao chuôm, hồ, sông, những ca bệnh đuối nước, chấn thương lại càng đòi hỏi sự nhanh chóng từ khâu cấp cứu.

Hơn nữa, nhiều người dân chưa ý thức được hết tầm quan trọng của việc sơ cấp cứu ban đầu, dẫn tới việc không ít bệnh nhân tử vong trước khi tới BV, đặc biệt là bệnh nhân bị chấn thương. Người dân vận chuyển những ca bệnh này không đúng cách, tiện phương tiện gì thì vận chuyển người bệnh bằng cách đó, dẫn tới nguy cơ tử vong lớn cho người bệnh.

Vy thì, s kết hp báo động đỏ ni vin và ngoi vin của BVĐK huyện ThạchThất được trin khai như thế nào, thưa bà?

- Tôi lấy ví dụ, có một người dân bị cả bức tường lớn đè lên người, gia đình gọi cấp cứu qua đường dây nóng. Chúng tôi huy động lực lượng cấp cứu ngoại viện và nội viện phối hợp chặt chẽ với nhau.

Bộ phận cấp cứu ngoại viện đến hiện trường sơ cứu bệnh nhân, xong đâu đấy thì đưa bệnh nhân về BV và tiến hành cấp cứu nội viện.

Người trực lãnh đạo chỉ định trưởng kíp trực lập tức cầm theo vali chứa sẵn dụng cụ y tế cần thiết đến hiện trường cấp cứu. Trực lãnh đạo BV sẽ điều phối người để “trám” vào các vị trí đó. Với sự linh hoạt này, chúng tôi đã cấp cứu thành công nhiều ca bệnh nặng. 

Vi s lượng 2 xe cp cu hin ti, trong trường hp có nhiu hơn 2 ca bnh cn di chuyn bng xe cp cu, BV đã có s phi hp vi BV khác như thế nào?

- Có những hôm có 3 - 4 ca cấp cứu một lúc, chúng tôi tiến hành chẩn đoán, phân luồng, xem xét mức độ cần thiết cấp cứu của bệnh nhân. Trong trường hợp cần thiết thì chúng tôi phải gọi sự trợ giúp của đơn vị bạn.

Khi có trường hợp cấp cứu nặng, vượt quá khả năng chuyên môn, cần huy động chuyên gia, chúng tôi kích hoạt báo động đỏ liên viện để tập hợp sức mạnh hỗ trợ chuyên môn của các chuyên gia đầu ngành trong việc "tận dụng thời gian vàng" kịp thời cứu chữa bệnh nhân.

Như trường hợp bệnh nhân bị tường đè vào người hay bệnh nhân bị đâm thủng tim kể trên, chúng tôi đều gọi hỗ trợ chuyên môn từ BVĐK Xanh Pôn. Sau khi bệnh nhân được cấp cứu tại BV xong, bệnh nhân được đưa tới BVĐK Xanh Pôn để đánh giá kết quả sau phẫu thuật.

Điu BV nhn ra sau khi trin khai mô hình cp cu ngoi vin cũng như liên vin là gì, thưa bà?

- Một trong những lợi ích lớn nhất chúng tôi nhận được từ khi triển khai mô hình cấp cứu ngoại viện là nâng cao nhận thức của người dân. Chúng tôi công khai, truyền thông số điện thoại cấp cứu tới 23 xã, thị trấn trong huyệ

Tuần nào chúng tôi cũng đón vài bệnh nhân bằng hình thức này, thậm chí 1 đêm có có vài chuyến. Vì vậy, mỗi kíp đi thì chúng tôi phải điều tiết nhân lực khám chữa bệnh tại chỗ hợp lý.

BVĐK huyện Thạch Thất là bệnh viện hạng 2 của TP Hà Nội. Bệnh viện có 14 khoa lâm sàng và cận lâm sang như: Khoa Khám bệnh, khoa Cấp cứu hồi sức tích cực Chống độc, khoa Nội tổng hợp, khoa Y học cổ truyền, khoa Nhi, khoa Truyền nhiễm, khoa Ngoại tổng hợp, khoa Liên chuyên khoa, khoa Phụ sản, khoa Xét nghiệm, khoa Chẩn đoán hình ảnh, khoa Dược, khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, khoa Dinh dưỡng tiết chế... với tổng số 208 nhân sự. Trong đó có 03 Bác Sỹ CKII, 09 ThS BSCKI, 41 Bác sỹ, 18 Đại Học Điều dưỡng... nhằm đảm bảo công tác khám chữa bệnh ban đầu cho người dân trong khu vực.

Trong 5 nút gt báo động tại BV, có nút dành cho b phn an ninh. Điu này có ý nghĩa như thế nào vi vic cp cu khn, thưa bà?

- Dựa vào tình hình thực tế tại địa phương cho thấy, an ninh khi cấp cứu và trong khu vực cấp cứu cần được đảm bảo hơn nữa.

Vì vậy, nút báo động đỏ an ninh được kích hoạt là tín hiệu để những đối tượng manh động hiểu là đang có vấn đề cấp bách xảy ra tại khu vực cấp cứu, họ sẽ chùn bước trước ý định tấn công nhân viên y tế nếu có.

Ngoài ra, việc huy động lực lượng an ninh tại BV và an ninh của huyện Thạch Thất cũng giúp nhân viên y tế làm nhiệm vụ trước sự hiếu kỳ của đông đảo người dân.

Năm 2017 và đầu năm 2018, liên tc xy ra tình trng người nhà bnh nhân hành hung bác sĩ, nhân viên y tế, t các bnh vin tuyến T.Ư, đến các bnh vin tuyến tnh hay c trung tâm y tế, trm y tế xã, hay các đơn v cp cu 115. Bà suy nghĩ như thế nào v điu này?

- Hiện nay, vấn đề bạo hành y tế đang được dư luận quan tâm. Tất cả đều cho thấy không có mâu thuẫn giữa thầy thuốc và bệnh nhân mà chỉ có mâu thuẫn giữa người nhà bệnh nhân và thầy thuốc. Trong khi người bệnh đánh giá hài lòng thì người nhà bệnh nhân lại không thoả mãn.

Quan điểm chủ đạo của bộ tiêu chí đánh giá BV là “Lấy người bệnh làm trung tâm của hoạt động chăm sóc và điều trị”. Với người thầy thuốc, bệnh nhân là đối tượng trung tâm được chăm sóc, chữa bệnh.

Chúng tôi mong muốn người nhà bệnh nhân coi bệnh nhân là trung tâm thì chúng ta sẽ tìm được tiếng nói chung. Khi đó, bệnh nhân mới thực sự nhận được những lợi ích lớn nhất từ gia đình và BV.

Xin cảm ơn những chia sẻ của bà!  


Tin liên quan