Bị đau hai bên thái dương là bệnh dễ gặp ở mọi đối tượng. Bị đau thái dương không đơn thuần là bệnh lí thông thường. Vậy bị đau hai bên thái dương là dấu hiệu của bệnh gì?
Theo các chuyên gia, đau dai dẳng vùng thái dương là một triệu chứng của bệnh gây viêm động mạch toàn thân song nó chỉ biểu hiện khu trú ở động mạch thái dương mà giới chuyên môn thường gọi đây là triệu chứng của bệnh Horton.
Biểu hiện chính của bệnh là người bệnh bị đau hai bên thái dương, sau là rối loạn thị giác nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể gây mù mắt vĩnh viễn.
Rất nhiều bệnh nhân bị đau hai bên thái dương đều phải chịu các cơn đau tê buốt giống như kim châm hoặc chúng xảy ra khi người bệnh chảy đầu, đeo kính hay gãy đầu. Nặng hơn, các cơn đau này sẽ lan ra cả vùng trán, hốc mắt hay đỉnh chẩm đầu khiến người bệnh khó có được giấc ngủ ngon.
Thường chứng bị đau hai bên thái dương sẽ nặng hơn khi bước vào mùa lạnh. Lúc này, cơn đau dữ dội có thể kéo dài đến hai tiếng đồng hồ và tái phát sau từ 1 - 2 ngày. Một biểu hiện rất dễ nhận ra chính là vùng thái dương sưng nề, ửng đỏ mà người bệnh hoàn toàn có thể nhìn thấy, sờ thấy và ấn vào cách đoạn mạch có cảm giác đau đớn.
Bị đau hai bên thái dương có thể gây tổn thương lên động mạch mắt, chẩm, mặt sẽ gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ cho cơ nhai sẽ làm cho người bệnh cảm giác như phần hàm bị lệch, đau khi nhai.
Nguyên nhân chính gây nên chứng đau hai bên thái dương là do hiện tượng tự miễn dịch mà nên. Cơ chế này sẽ gây viêm lớp chun trong của nhiều động mạch nhất là động mạch thái dương nông và động mạch cảnh ngoài.
Trên thực tế, bệnh đau hai bên thái dương hoàn toàn có thể bị di truyền và dễ gặp ở nữ giới người trên 60 tuổi.
- Tổn thương động mạch mắt: Khi bị đau hai bên thái dương người bệnh rất dễ bị tổn thương động mạch mắt, chẩm cùng động mạch mặt. Những biến chứng này sẽ tác động và gây thiếu máu cục bộ cho cơ hàm nhai khiến bệnh nhân bị đau nhiều hơn khi nhai, các chuyên gia còn gọi đây là triệu chứng khập khiễng hàm. Một số trường hợp người bệnh có thể bị đau cả lưỡi, họng và khó nuốt...
- Sợ ánh sáng, nhìn đôi, liệt cơ vận nhãn khiến mắt lác, nhìn đôi. Thậm chí bệnh nhân còn có thể mắc các chứng sương mù trước mắt hoặc ảo thị và nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây mù lòa vĩnh viễn.
- Mất ngủ, kém ăn, gầy, sốt cao: Bên cạnh các biểu hiện kể trên, người mắc bệnh Horton (bị đau hai bên thái dương) còn có thể bị mất ngủ, ăn kém, sốt cao, sút cân đột ngột. Thậm chí một số trường hợp còn xuất hiện chứng giả viêm đa khớp gốc chi, đau nhiều ở khớp vai hai bên.
- Bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể: Uống từ 2 - 3 lít nước mỗi ngày chia thành nhiều lần nhỏ
- Nước chanh và trà gừng là gợi ý tuyệt vời cho bệnh nhân bị đau hai bên thái dương
- Massage để cải thiện tình trạng lưu thông máu đồng thời làm giảm căng thẳng, mệt mỏi và đau nhức đầu.
- Người bị đau hai bên thái dương có thể nằm xuống và thư giãn trong thời gian từ 30 phút đến 1 giờ đồng hồ.
Xem thêm: