Bị chó cắn là nỗi khiếp sợ của mọi người nhất là trẻ em. Khi bị chó cắn, nếu không có phương pháp chữa trị kịp thời thì rất dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Vậy bị chó cắn bao lâu thì khỏi?
Bị chó cắn có nguy hiểm không?
Bị chó cắn là một loại tai nạn khá phổ biến thường gặp ở trẻ em. Khi bị chó cắn nếu không được sơ cứu và rửa vết thương kịp thời, đúng cách thì rất dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Thậm chí một số bệnh nhân có thể mắc bệnh dại do virus dại gây ra.
Bị chó cắn phải làm sao?
Người bị chó cắn trước hết cần được sơ cứu vết thương đúng cách. Nếu không đủ điều kiện, bạn nên đưa người bị chó cắn đến ngay cơ sở y tế gần nhất để sơ cứu. Bản thân vết chó cắn thường rất nguy hiểm đặc biệt là chó đi lạc. Trong trường hợp chó là vật nuôi trong nhà thì tuyệt đối đừng chủ quan nhé, bởi trong mỗi chú chó đều có mang một lượng bệnh, mầm bệnh lớn trong người.
Khi bị chó cắn, phải giữ bình tĩnh và thực hiện theo đúng quy trình, tránh lo lắng thái quá vừa ảnh hưởng không tốt đến tinh thần lại không có sự minh mẫn trong xử lí mọi việc.
- Người bị chó dại cắn cảm thấy chỗ vết cắn sưng tấy lên và đau nhức. Dấu hiệu này sẽ lan rộng dọc theo hệ bạch huyết và thần kinh.
- Người bệnh có cảm giác đau đầu, bồn chồn, chán nản vô cớ, la hét... Sau đó là tình trạng người co cứng, co thắt, co giật, co thắt hô hấp, thanh quản dẫn đến khó thở.
- Ngoài ra, người bị chó dại cắn còn có biểu hiện sùi bọt mép, sợ nước, gió và ánh sáng.
- Bệnh tiến triển đến liệt chi, ban đầu là 1 chi, 2 chi dưới rồi lan dần lên trên. Một số trường hợp người bị chó dại cắn còn trở nên hung bạo và dữ tơn hơn đồng thời có các hành vi bất bình thường chống lại người xung quanh.
- Bệnh nặng hơn, suy sụp nhanh dẫn tới hôn mê và tử vong
+ Làm sạch: Đây là bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng nhất. Hãy dùng nước sạch rửa vết thương cho người bị chó cắn. Nên rửa dưới vòi nước chảy để có thể loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh ra khỏi cơ thể. Đừng quên dùng xà phòng hay nước rửa chuyên dụng để vệ sinh nhé.
+ Thuốc sát trùng: Không chỉ rửa vết thương với xà phòng, người bị chó cắn nên dùng một số loại thuốc sát trùng như cồn, oxy già… để loại bỏ vi khuẩn gây gại ra khỏi cơ thể. Chỉ nên dùng một lượng nhỏ thôi nhé để tránh gây đau, xót.
+ Đặt vùng chân, tay bị chó cắn lên cao hơn: Khi bị chó cắn, hãy nâng cánh tay, chân… của mình cao lên để tránh máu chảy quá nhiều.
+ Cầm máu: Tiến hành cầm máu sau khi bị thương khoảng 10- 15 phút. Lưu ý, trong quá trình rửa vết thương không cầm máu. Dùng gạc y tế đặt lên vết thương rồi băng lại. Một số trường hợp máu chảy nhiều, thành tia do vết thương quá sâu thì hãy dùng dây thun rồi garo xung quanh vết thương và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất nhé.
Theo các bác sĩ, bị chó cắn không có thời gian khỏi cụ thể mà nó phụ thuộc vào tình hình vết thương cũng như cơ địa của mỗi người.
Khi bị chó cắn nên đến ngay cơ sở y tế để tiêm vắc xin phòng ngừa dại. Sau khi bị chó cắn hãy quan sát tình hình sức khỏe của chó để có hướng xử lí kịp thời.
Xem thêm: