Nếu bạn muốn làm săn chắc toàn bộ cơ thể, cải thiện sức khỏe tim mạch và đốt cháy calo hiệu quả nhưng không phải đến phòng gym hàng ngày hay tốn tiền cho các thiết bị tập thì đây chính là bài tập tuyệt vời dành cho bạn.
Với bài tập này, thứ duy nhất bạn cần chỉ là một chiếc dây nhảy. Và chắc hẳn bạn đã đoán được bài tập giảm cân mà Gia Đình Mới đang nhắc tới, đó chính là nhảy dây.
Nhảy dây không chỉ là một trò chơi dành cho trẻ nhỏ mà đã được chứng minh có rất nhiều lợi ích và là bài tập bổ sung tuyệt vời cho các bài tập giảm cân khác.
Cùng Gia Đình Mới tìm hiểu về những lợi ích của bài tập nhảy dây và cách nhảy dây đúng để thấy được kết quả nhanh nhất.
Nhiều nghiên cứu cho rằng 10 phút nhảy dây hiệu quả bằng 30 phút chạy bộ về cải thiện tim mạch và đốt cháy calo. Nhảy dây đốt cháy khoảng 330 calo, trong khi chạy bộ đốt cháy 270 calo.
Bài tập nhảy dây không cần nhiều không gian, bạn có thể tập luyện ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào, cho dù những ngày thời tiết xấu không thể ra khỏi nhà thì bạn vẫn có thể tập luyện được.
Nhảy dây tác động nhiều nhóm cơ cùng một lúc
Nhảy dây làm săn chắc cánh tay, chân, lưng, cơ bụng, cơ bắp và vai.
Bài tập nhảy dây là bài tập đơn giản, ai cũng có thể thực hiện được bất kể tuổi tác, vóc dáng hay mức độ thể chất.
Nhảy dây không chỉ tác động đồng đều tới các cơ mà còn cải thiện khả năng phối hợp, cân bằng động và phản xạ của bạn.
Bài tập này không chỉ hiệu quả mà còn rất vui và thú vị. Bạn có thể thi nhảy dây hoặc nhảy dây đôi với bạn bè.
- Chọn dây nhảy phù hợp: Có thể mua dây nhảy ở cửa hàng bán đồ thể thao và tham khảo tư vấn về cách chọn dây nhảy phù hợp về độ dài, tay cầm, chất liệu,...
- Mang giày không có đệm lót: Bạn cũng có thể nhảy với chân trần, tuy nhiên tốt nhất không nên thử khi chưa thành thạo.
- Giữ đầu thẳng và nhìn về phía trước, không nhìn xuống đất.
- Thân trên thẳng, đầu gối hơi gập.
- Giữ khuỷu tay sát với cơ thể.
- Nắm chặt tay cầm bằng ngón tay, không phải lòng bàn tay.
- Dùng cổ tay để quay sợi dây nhảy thay vì dùng lực cánh tay.
- Nhảy dây bằng mũi chân và dùng mũi chân để tiếp đất. Gót chân không chạm đất khi nhảy. Bạn không cần phải nhảy quá cao - chỉ cần 3 - 4 cm là đủ.
- Khi bạn đã thành thạo bước nhảy cơ bản, bạn có thể thử các kỹ thuật nhảy dây khác: nhảy một chân, nhảy xen kẽ từng chân, nhảy đôi 2 lần, nhảy xoạc chân,...
(Theo Bright Side)