Những hiểu lầm và sự thật về việc đi bộ 10.000 bước mỗi ngày

Đi bộ 10.000 bước mỗi ngày là một lời khuyên phổ biến mà có thể bạn đã từng nghe đâu đó. Tuy nhiên, liệu có bất kỳ cơ sở khoa học nào cho thấy chúng ta nên đi bộ 10.000 bước trở lên mỗi ngày?

Khuyến nghị đi 10.000 bước mỗi ngày để có sức khoẻ tốt bắt nguồn từ chiến dịch tiếp thị sản phẩm máy đếm bước chân Manpo-kei của công ty Yamasa Tokei Keiki (Nhật Bản) giữa những năm 1960. Trong đó, "manpo-kei" nghĩa đen là "máy đếm 10.000 bước". Từ đó, khái niệm đi bộ 10.000 bước đã phổ biến ra toàn thế giới, theo JW Fitness.

di bo 10000 buoc

Theo Tiến sĩ Kapil Dave, Giám đốc Thể thao tại Đại học Sharda (Ấn Độ), mặc dù việc đặt mục tiêu đi bộ 10.000 bước mỗi ngày là đáng khen ngợi, nhưng bạn cần phải hiểu rằng con số thống kê này không có cơ sở khoa học.

Các chuyên gia y tế cho rằng lợi ích sức khỏe của hoạt động thể chất đến từ nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như thời gian, cường độ và các mục tiêu cụ thể mà bạn mong muốn đạt được.

Dưới đây là một số điều quan trọng cần nhớ:

1. Khác biệt về thể lực

Mỗi cá nhân có nhu cầu thể chất và mức độ thể lực rất khác nhau. Thứ hiệu quả với người này có thể không phù hợp với người khác.

Ví dụ, một người có thể có lợi với các bài tập ngắn hơn và cường độ cao. Trong khi người khác lại hợp với các bài tập dài hơn và cường độ thấp hơn.

2. Quan trọng là cường đô

Cường độ tập thể dục cũng đóng vai trò rất quan trọng cho sức khỏe của bạn. Chỉ tính số bước đi thì không thể nắm bắt được chất lượng vận động.

Tham gia các hoạt động thể chất như bơi lội, tập tạ, chạy bộ hoặc đi bộ nhanh sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn là đạt mục tiêu 10.000 bước.

3. Tác động đối với sức khỏe

Nghiên cứu cho thấy tham gia vận động cường độ mạnh 75 phút mỗi tuần hoặc cường độ trung bình ít nhất 150 phút mỗi tuần là nền tảng hữu ích cho sức khỏe tim mạch, bất kể số bước đi bộ là bao nhiêu.

Đây có thể là một hướng dẫn phù hợp để bạn hướng tới. Tuy nhiên bạn nên cân nhắc vào đặc điểm thể lực của riêng mình để xây dựng kế hoạch tập luyện cho phù hợp.

4. Hạn chế lối sống lười vận động

Empty

Giảm thời gian ngồi quá lâu là điều quan trọng cho sức khỏe của bạn. Ngồi lâu dài có thể gây hại cho sức khỏe.

Chia nhỏ thời gian vận động ngắn khi giải lao giữa các khoảng thời gian ngồi cũng quan trọng không kém so với một khoảng thời gian đi bộ dài.

5. Đặt mục tiêu thực tế

Hãy đặt ra các mục tiêu phù hợp với điều kiện sức khỏe và thể lực của riêng bạn thay vì ám ảnh với con số 10.000 bước.

Ngoài ra, hãy thiết lập mục tiêu bao gồm tần suất hoặc thời lượng vận động phù hợp với chế độ tập thể dục yêu thích của bạn.

Đối với người có lịch trình bận rộn, mục tiêu lý tưởng sẽ là đi bộ 20 phút mỗi lần, 3 lần mỗi tuần.

Kết luận

Các kế hoạch tập luyện nên được thiết kế phù hợp hơn với nhu cầu của từng người thay vì áp dụng chung cho tất cả mọi người.

Tính bước chân không phải là yếu tố duy nhất hoặc quan trọng nhất để xây dựng một lối sống lành mạnh, nhưng nó có thể là một công cụ hữu ích để nâng cao nhận thức về mức độ hoạt động hàng ngày của bạn.

Điều quan trọng là phải tiếp cận toàn diện về sức khỏe và thể dục thay vì chú trọng làm sao để đạt được số bước nhất định. Hãy kết hợp các hoạt động thể chất, tập luyện sức mạnh và tim mạch thú vị, đồng thời chú ý đến mức độ ít vận động của bạn nói chung.

(Theo Times of India)

Hoàng Nguyên/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO